6. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Giọng văn cảm thông, yêu thương
Giọng văn cảm thông và yêu thương mang dấu ấn rõ nét và làm nên sự khác biệt của Bảo Ninh.
Kiên là người chịu nỗi đau nặng nề trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh, chính vì vậy mà giọng văn của Bảo ninh chan chứa sự cảm thông, yêu
thương đối với những nỗi đau của Kiên, với cuộc sống dị biệt, lúc tỉnh lúc mơ của Kiên: “Và dù cho đó là khoảng thời gian bị mất, nhưng chẳng phải lỗi của
đây sự sống ấy tùy thuộc anh. Hẵng cứ biết rằng, không chỉ là một cuộc đời mới
mà còn là cả một thời đại mới đang đến cùng anh phía trước” [48, tr.55].
Đó là sự cảm thông với những người lính khi tham gia chiến tranh, họ phải dứt áo ra đi bỏ lại sau lưng gia đình, những người thân thương của họ. Nên nỗi đau đáu, ngóng trông được trở về luôn thường trực trong lòng họ, đoạn tâm sự của Can với Kiên đã cho thấy rõ điều đó:
Mình vào đây làm gì khi để mẹ già ở nhà cơ cực không nơi nương tựa, ngày đêm than khóc nhớ con. Hồi tôi vào lính, làng đang lụt, vất vả lắm tôi mới dìu được mẹ tôi lên đê. Mẹ tôi cứ van tôi tìm cách mà trốn đừng để người ta
triệu tập. […]Bao thằng khốn nạn ung dung hưởng lộc chiến tranh chỉ con cái
nông dân là phải dứt lòng ra đi bỏ lại đằng sau cảnh mẹ già màn trời chiếu đất
[48, tr.28].
Mặc dù biết rằng phải chấp nhận, nhưng người lính có những nỗi khổ tâm riêng, không phải họ sợ chết, mà họ lo lắng cho người thân của mình nơi quê nhà. Cũng vì vậy, mà đã xảy ra tình trạng trốn đơn vị, nhưng nghĩ lại sẽ thấy cảm thông cho người lính hơn là khinh ghét. Bởi thế, lúc Can trốn đơn vị: “Kiên
bật khóc. Anh không hiểu nổi lòng mình, không tự chủ được, nước mắt cứ ứa ra
mãi” [48, tr.30].
Sự cảm thông không dừng lại ở đó, mà sâu sắc hơn là cảm thông với những người lính - mà khi chết đi trở thành vô danh, không được ai nhớ đến. Can trốn trại, rồi chết, vậy là: “Tên tuổi, hình hài của một con người đã từng
vào sinh ra tử không kém cạnh ai và vốn hoàn toàn không phải đồ tồi đã đột
ngột chìm nghỉm đi” [48, tr.32]. Có rất nhiều trường hợp như vậy, sự cống hiến
của người lính không được công nhận xứng đáng. Tuy hành động của Can có phần sai, nhưng những chiến công mà Can đã ghi được bỗng chốc trở thành mây khói. Bảo Ninh đã thể hiện sự thương cảm với những hoàn cảnh như thế, cho dù chiến đấu bao nhiêu thì khi nằm xuống họ cũng chẳng còn lại gì trên cuộc đời, buồn và xót xa lắm: “Dưới lòng sâu đất ấm của đại ngàn họ chung nhau một số
phận. Không có người vinh kẻ nhục, không người hùng kẻ nhát, không có người đáng sống và kẻ đáng chết. Chỉ người tên tuổi còn đó, người thì thời gian đã xóa
mất rồi, người thì còn chút xương, người chỉ đọng chút bùn lỏng” [48, tr.33].
Sự cảm thông với người lính còn được thể hiện qua những vết thương chiến tranh, thậm chí vì vết thương nặng quá không chịu nổi, họ phải tìm đến một sự giải thoát để không đau đớn nữa. Quảng khi bị thương nặng trong một trận đánh, đã van xin Kiên bắn anh chết để giải thoát cho những đau đớn:
“Thương anh đừng bắt lê lết mãi… Anh khổ quá rồi, xương gãy hết cả, ruột
nữa… đứt hết…” [48, tr.117].
Còn với hoàn cảnh của Sinh, anh phải giải ngủ sớm vì bị thương, nhưng cuộc sống cũng chẳng sung sướng gì, muốn chết để giải thoát nhưng cũng không được. Những lời của Sinh khi Kiên đến thăm khiến người đọc phải nghẹn lòng, xót xa: “Thỉnh thoảng vào với mình nhé, Kiên ơi… thỉnh thoảng nhé – Thương
thân, bi thiết nín mãi trong lòng, không còn gượng nổi nữa, Sinh bật nức lên,
nghẹn ngào – Lắm lúc nghĩ cay cực khôn cùng. Ứơc gì có cách nào tự chết ngay
cho chóng cuộc đời. Thân phận những thằng bị thương như mình bị chiến tranh
đoạt mất tự do có khác nào thân phận nô lệ” [48, tr.95].
Với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh dành rất nhiều yêu thương và cảm thông với người lính, nhất là những con người trẻ đang tuổi thanh xuân. Trong quân ngũ, vì tiếng gọi của “tuổi thanh xuân” mà đồng đội của Kiên đã vô kỉ luật: “Song trái tim, trái tim của anh, trái tim thực thụ của người
lính chiến không đời nào cho phép anh ra tay hành động như vậy. Không những
nó năn nỉ anh mà trái tim anh nó buộc anh phải im lặng, buộc anh phải hết lòng
cảm thông” [48, tr.38].
Qua giọng văn, ta cảm nhận được không chỉ là sự cảm thông của Kiên mà còn là sự cảm thông sâu sắc của tác giả với những yêu thương, những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.
Truyện ngắn Hữu Khuynh, giọng văn bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh của Tư Cụt, trở về với đau thương trong lòng mà còn phải chịu nhiều mất mát:
Về quê, Tư trở về với ngôi nhà tang thương, hoàn toàn cô quạnh, vườn
tược ấp trại hoang phế. Gia đình chẳng còn ai. Ông già mất trong ngục thất thời
Diệm. Bà già qua đời không bao lâu sau ngày anh bị bắt. Hai người chị và cậu
em trai nằm cả ngoài nghĩa trang liệt sĩ với gần trọn hết đội du kích. Thân thích
ruột rà, đồng chí đồng đội tất cả đã hi sinh, chỉ còn lại mỗi mình anh và chỉ còn
lại kẻ thù [49, tr. 214].
Người lính trở về với nỗi cô độc, không còn gia đình và người thân và phải chịu sự xa lánh của xóm làng. Vết thương chiến tranh chất chồng với những mất mát này thì lại càng buồn thương hơn cho cuộc đời họ.
Và nữa, giọng văn của Bảo Ninh còn thể hiện cảm thông với nỗi đau quá khứ không bao giờ dứt ra được, với những dằn vặt, sám hối của con người. Có thể thấy điều đó qua nhân vật Phúc trong Thời tiết của kí ức, hay ông già Bôn trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng. Còn những truyện ngắn Mắc cạn là sự cảm thông với đời sống riêng tư của con người, hôn nhân tan vỡ và những đau đớn còn lại cả đời.
Không những vậy, Bảo Ninh còn bộc lộ sự cảm thông với sự khổ đau và tan vỡ trong tình yêu. Đó là tình yêu của Kiên và Phương, là những mối tình lặng lẽ, những cuộc gặp gỡ thoáng qua và không bao giờ được gặp lại trong Hà
Nội lúc không giờ, Khắc dấu mạn thuyền, Trại “Bảy chú lùn”, Cái búng…
Có thể nói, tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh được giọng văn cảm thông và yêu thương, người đọc sẽ dễ dàng cảm nhận được giọng văn này khi đọc tác phẩm. Đây là giọng văn góp phần tạo nên phong cách của Bảo Ninh, giọng văn thể hiện tình thương người và tấm lòng của tác giả.