Vẻ đẹp của người lính

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 76 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Vẻ đẹp của người lính

Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, tuy âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn, là những bi kịch đau thương, nhưng người đọc vẫn có thể bắt gặp được vẻ đẹp bình dị của người lính toát lên từ những niềm vui. Trong hơn mười năm cầm súng, ít nhất là hai lần nhân vật Kiên được sống trong cảm giác hạnh phúc ngập tràn. Lần thứ nhất khi đơn vị anh hành quân thần tốc“đánh vào Tây Sài Gòn kết

thúc chiến tranh”, anh và đồng đội đã:“Sung sướng tự hào vì tốc độ của chiến

thắng. Hạnh phúc. Ngỡ ngàng. Ngây ngất” [48, tr.194]. Đó là niềm hạnh phúc

lớn lao mà chỉ những người lính từng vào sinh ra tử nơi chiến hào mới thực sự hiểu hết được. Niềm vui của các anh là cảm giác nhẹ nhõm được giải thoát khỏi một cuộc sống phi tự nhiên. Có điều cảm giác ấy tồn tại trong Kiên quá ngắn ngủi, bởi ngay giờ phút hòa bình đầu tiên, Kiên đã nhận ra sự xói mòn nhân tính trong tâm hồn mình và bạn bè. Lần thứ hai Kiên được sống trong cảm giác hạnh phúc khi đoàn tàu đưa anh về tới gần Hà Nội yêu dấu sau hơn mười năm xa cách:“đầu tàu như không ngừng hân hoan thúc lên hồi còi reo vui lanh lảnh:

Hạnh phúc, hạnh phúc” [48, tr.98]. Nhưng cuộc chia tay Hiền ở ga Nam Định và

cuộc gặp gỡ Phương ở Hà Nội đã khiến cho cảm giác hạnh phúc trong con người có biệt danh “Thần Sầu” ấy tan nhanh để nhường chỗ cho những dự cảm đau buồn về một tương lai bất hạnh đang chờ anh phía trước! Từ đó có thể thấy, ý thức về niềm vui của người lính là một cách để cảm nhận Nỗi buồn chiến tranh trọn vẹn hơn, vì ít ra trong nỗi buồn của Kiên vẫn tồn tại những khoảnh khắc hạnh phúc, cuộc đời chiến đấu đã được tận hưởng niềm vui ngợp trời khi thắng trận và nỗi hân hoan khi trở lại nơi chốn thân yêu sau nhiều năm xa cách.

Ở tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, ta cũng sẽ bắt gặp những niềm vui tự nhiên và xuất phát từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống của người lính: “Đó là những niềm vui, lắm khi vui đến bốc trời. Vui khi nắng lên, vui khi

trăng tỏ, vui đột ấp trót lọt, vui khi quơ được mẻ cá ngon, khi được ngủ đẫy đêm

không phải trở dậy đi đánh giặc, vui khi gặp nhau có bi đông rượu óc ách và vui

khi thắng trận trở về” [31, tr.97-98]. Mỗi tác giả thể hiện niềm vui, niềm hạnh

phúc bình dị của người lính một cách riêng, nhưng ở Bảo Ninh ta thấy được niềm vui được ý thức, nó khiến cho nỗi buồn trở nên day dứt và sâu sắc hơn. Ở Nỗi

buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Kiên cùng với biết bao người trẻ khác đã lên

đường với khí thế và tinh thần trẻ, sẵn sàng dấn thân vào chiến tranh. Nhưng trong tiểu thuyết, vẻ đẹp của người lính không phải là tinh thần hào hùng, không khí mạnh mẽ xung trận… như cách mà các tác giả khác đã xây dựng. Suy cho cùng, họ cũng vì cuộc chiến mà phải ra đi, nên phải sống trong điều kiện vất vả thiếu thốn, phải đối diện với những cảnh chém giết, chết chóc rợn người nhưng họ cũng có những nỗi sợ hãi chết chóc, những khát khao như bao người. Qua đó, Bảo Ninh đã phần nào đưa đến một cách nhìn khác chân thực hơn về niềm vui và nỗi buồn của người lính.

Còn trong các truyện ngắn, Bảo Ninh đã cho thấy vẻ đẹp của người lính toát lên từ tinh thần gan dạ và dũng cảm. Họ luôn có ý thức đấu tranh, phản kháng, để giải phóng chính mình và đồng đội. Truyện ngắn Hỏa điểm cuối cùng là những giờ phút chiến đấu oanh liệt và dữ dội của Dưỡng, Tào, Tuấn. Họ không chỉ chiến đấu hết mình, mà họ còn luôn sát cánh bên nhau, nhắc nhở và bảo vệ cho đồng đội của mình. Hay nhân vật Phúc trong truyện Bên lề cuộc tấn công là một tấm gương gan dạ. Phúc vì cứu vợ của kẻ đã làm tay sai cho giặc nên đã hi sinh. Hành động của Phúc cho thấy sự hi sinh quên mình vì người khác, đó là một hành động rất đáng quý, là phẩm chất đáng trân trọng của người lính. Không những thế, người lính trong chiến trận còn rất giàu nghị lực sống và chiến đấu. Dần trong truyện ngắn

Tiếng vọng vào một trận đánh tưởng chừng đã chết, nhưng anh may mắn còn sống

sót và lạc giữa rừng sâu. Lúc gian nguy đó, chính nhờ nghị lực và khao khát được sống đã giúp anh trở về.

Có thể nói, công lao của những người lính, sự hi sinh của họ đã góp phần rất lớn vào nền hòa bình của dân tộc. Truyện ngắn Hà Nội lúc không giờ cho ta thấy được đau thương cũng không làm ngã gục những con người dũng cảm mà càng nung nấu và hun đúc thêm tinh thần chiến đấu trong họ. Đó là nhân cách cao đẹp, là vẻ đẹp của người lính, họ: “Sinh ra, lớn lên, rồi làm lụng, rồi chiến đấu và hi sinh

cho thành phố này, thế hệ chúng tôi được hưởng phép màu của nó, trở thành một

thế hệ mãi mãi thanh xuân của một thành phố trẻ trung vĩnh hằng” [49, tr.567].

Trong truyện Âm vang những người mất tích cũng nói về sự hi sinh và sự mất mát của người lính. Đó là tinh thần chiến đấu hết mình của Liên, của Tư Hoành lúc thực hiện nhiệm vụ, nhưng cuối cùng Liên đã hi sinh. Cô gái xinh đẹp đã không thể đón ngày thắng lợi. Sự hi sinh đó mãi được nhắc đến và ngợi ca.

Đối với người lính, khi họ được chiến đấu và thậm chí là hi sinh thì đó vẫn là một quãng đời đáng sống, ý nghĩa: “mai đây dù được sống sung sướng tới thế nào

chúng tôi cũng biết chẳng hạnh phúc nào bằng hạnh phúc ngày đã qua” [49,

tr.282]. Những lời kết trong truyện Rửa tay gác kiếm đã cho thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời người lính, đó là sự hi sinh, dù hiện tại có đau thương mấy cũng không bằng quá khứ đã qua.

Tiểu kết chương 2

Tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc mà nhất là cảm xúc về nỗi đau, về mất mát, về những câu chuyện đời thấm đẫm buồn…

Với Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã chuyển tải những nỗi đau đớn

mà chiến tranh đã gây ra cho con người. Tiểu thuyết không chỉ đơn thuần là những mất mất, thương đau về thể xác, vật chất mà còn là nỗi đau tinh thần, nỗi đau tình yêu vỡ tan cứ kéo dài âm ỉ sau khi chiến tranh đi qua. Quá khứ có sức tàn phá quá lớn, sự ám ảnh của quá khứ chính là nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. Viết về chiến tranh, chứng tỏ:

Nhà văn có lòng xót thương sâu thẳm đối với con người, nhưng đồng thời người đọc cũng yêu cầu anh phải có tầm của nhà tư tưởng, của sử gia; công

bằng và độ lượng với cả lịch sử.Và một khi, anh thay mặt nhân dân mình, đồng

đội mình ra mắt người nước ngoài ở khắp thế giới, thì trách nhiệm - lương tâm

anh lại càng lớn. Điều này thiết tưởng chẳng cần nói nhiều. Vì vậy mà Nỗi buồn

chiến tranh gặp nhiều phản ứng xuất phát từ sự đau lòng của người trong cuộc

[80].

Các truyện ngắn của Bảo Ninh tuy không nổi bật so với tiểu thuyết Nỗi

buồn chiến tranh, nhưng mỗi truyện ngắn là một mảnh ghép mang ý nghĩa rất

riêng, qua đó:

Nhà văn như muốn nhắn gởi: cuộc sống trong chiến tranh khốc liệt như

thế đó, nhưng cái đọng lại vẫn là tình người, là lòng thương, là con người với

muôn vàn xót xa, gợi lên trong những người đang sống một ý niệm về lòng

khoan dung, lòng trắc ẩn, về lương tâm... Rằng để đi đến được chiến thắng, để

có ngày hôm nay không còn bom đạn, chết chóc mà có bầu trời xanh và hoa cho

các bạn, chúng tôi - những nhân vật của anh nhờ anh nói hộ - đã có những cảnh

đời như vậy đấy! [80].

Bảo Ninh đã viết bằng tất cả tấm lòng mình, đặc biệt là hướng về những nỗi đau mà con người phải gánh chịu, đó cũng chính là những trăn trở của tác giả về con người và cuộc đời. Qua nỗi đau, Bảo Ninh muốn lên án chiến tranh và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của mình đối với những tổn thương, mất mát của con người trong chiến tranh, trong thời bình cùng với những cảnh đời đầy nghiệt ngã và éo le. Những nỗi đau ngưng tụ từ những vấn đề của hiện thực chiến đấu, hiện thực cuộc sống cứ ám ảnh con người, khiến con người cứ phải ôm trong lòng nhiều nỗi niềm khó giãi bày, đó là những niềm riêng day dứt mà không phải ai cũng thấu hiểu được. Tư tưởng nhân văn hiện thực được thể hiện rõ qua những điều đó.

Đồng thời, những trang viết của Bảo Ninh còn hướng về những tình cảm đẹp trong cuộc đời mà tiêu biểu là tình người và tình yêu. Thông qua đó, tác giả còn gửi gắm những khát vọng vào các tác phẩm, trong thương đau vẫn tồn tại những khát vọng yêu thương, khát vọng tìm thấy cánh cửa giải thoát khỏi những khổ đau của cuộc đời, khát vọng hòa giải dân tộc sau chiến tranh… Và một điều vẫn luôn ngời sáng trong các sáng tác của Bảo Ninh chính là những vẻ đẹp của con người. Bảo Ninh đã tôn vinh những vẻ đẹp của con người trong tình yêu, vẻ đẹp của tình người và vẻ đẹp của người lính nhìn từ một khía cạnh khác.

Chính vì vậy mà tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và truyện ngắn của Bảo Ninh chứa đựng tư tưởng nhân văn hiện thực sâu sắc.

Chương 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

CỦA BẢO NINH

Nghệ thuật không chỉ quyết định tính hấp dẫn, lôi cuốn trong các sáng tác mà còn khẳng định những đóng góp cũng như sự sáng tạo của nhà văn. Và nghệ thuật đã góp phần làm nên phong cách và cá tính riêng của Bảo Ninh. Vận dụng nhiều yếu tố nghệ thuật đặc sắc, mới mẻ trong sáng tác của mình, Bảo Ninh đã thành công khi cho ra đời những tác phẩm có giá trị về nội dung tư tưởng lẫn nghệ thuật.

Đối với tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh, chúng tôi sẽ khảo sát những phương diện nghệ thuật quan trọng, soi sáng và làm nổi bật tư tưởng nhân văn hiện thực. Đặc biệt là ba phương diện sau đây:

- Điểm nhìn trần thuật - Giọng văn nghệ thuật - Lời văn nghệ thuật.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 76 - 81)