Thái độ lên án chiến tranh

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thái độ lên án chiến tranh

Không chỉ viết về những nỗi đau đớn, mất mát, ám ảnh day dứt về chiến tranh, mà tình yêu thương đối với con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến

tranh và truyện ngắn của Bảo Ninh còn được thể hiện qua thái độ lên án chiến

tranh. Bởi: “Những tổn thất, những mất mát có thể bù đắp, các vết thương sẽ lành, đau khổ sẽ hoá thạch nhưng nỗi buồn về cuộc chiến tranh thì sẽ càng ngày

càng thấm thía hơn, sẽ không bao giờ nguôi” [48, tr.259].

Cuộc sống của những con người trong chiến tranh vô cùng khó khăn và thiếu thốn: “Thời tiết bấp bênh. Ngày nắng. Đêm mưa”; “Hành trình trong điều

kiện thời tiết như thế, đường sá như thế vất vả không tả được” [48, tr.9-10]. Rồi

đến bệnh tật, đói khổ hành hạ người lính. Họ phải sống trong hoàn cảnh cực khổ, khó khăn. Thịnh “con” vì đói là liều mình mò vào ngôi làng bị nhiễm bệnh hủi bắn chết một con vượn to, nhưng đến khi cạo sạch bộ lông thì con vật ấy “hiện nguyên

hình một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn

ngược” [48, tr.14]. Vì đói nên cả trong giấc mơ, Tạo “voi” cũng mơ thấy những

mâm cỗ đầy những món ăn béo bở. Còn Cừ lại mơ đến ngày trở về đoàn tụ, sum họp.

Chiến tranh vinh quang nhưng khốc liệt đã cướp đi biết bao giá trị đẹp đẽ, làm cho biết bao con người bị chà đạp, đày đọa, bị giết chết… Chiến tranh làm

cho gia đình li tán, mẹ mất con, vợ mất chồng, bạn bè mất nhau, tình yêu tan vỡ…Cuộc sống bình yên hôm nay phải đổi bằng “máu tung xối, chảy toé, ồng ộc, nhoe nhoét. Trên cái trảng hình thoi ở giữa truông, cái trảng mà nghe nói đến ngày nay cỏ cây vẫn chưa lại hồn để mọc lên nổi hồi đó la liệt xác người bị

đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi nóng” [48, tr.11], đổi bằng

bao nhiêu cái chết đau đớn, không thể nào dễ dàng xoa dịu được. Cuộc sống và sinh mạng của con người mong manh như sợi chỉ bởi bom đạn khủng khiếp của chiến tranh: “Chao ôi! Chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang

khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới

thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người”

[48, tr.39-40]. Chiến tranh là nơi con người tàn sát lẫn nhau, mọi cảm xúc của con người trở nên chai lì. Có thể, nhiều người sẽ băn khoăn trước lời cảnh tỉnh:

“Hãy coi chừng mà xem lại nhân tính” [48, tr.129]. Nhưng lời cảnh tỉnh đó đáng

để suy ngẫm. Trong truyện ngắn Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng thì chiến tranh kinh khủng đến nỗi: “Chúng tôi lặn lội trong rét mướt, lượm xác người mình chết dưới các gốc, các bờ tường, các hốc cầu thang, trong các đống gạch

vụn những ngôi nhà cổ” [49, tr.248].

Chiến tranh làm cho người ra đi phải đánh đổi nhiều thứ, Kiên khi ra đi và Kiên khi trở về là một con người hoàn toàn khác: “Mãi mãi cái kẻ đi ra khỏi

chiến tranh ấy không thể tìm lại được con người trước đây của mình nữa. Chiến

tranh đã vĩnh viễn lấy đi của anh tuổi trẻ, tình yêu và cái nhìn chân thành, trong

sáng vào cõi đời” [34, tr.222].

Trong chiến tranh, tình yêu cũng trở thành thương đau. Sự bất thường của chiến tranh chính là: hạnh phúc lứa đôi thường đặt song hành cùng sự chia biệt, cái chết. Những tình cảm đẹp chớm nở đã sớm bị chiến tranh phá hủy. Mối tình đẹp biết dường nào của Kiên và Phương đã trở thành một mối tình buồn đau, vỡ vụn. Cho dù họ còn rất yêu nhau nhưng vĩnh viễn không thể đem lại hạnh phúc cho nhau. Chiến tranh cũng đưa đến cuộc “gặp gỡ” tội lỗi mà đầy xót xa giữa

những người lính trinh sát với ba cô gái bị bỏ quên nơi rừng già. Chính mối quan hệ trái khoáy này lại cho họ chút hạnh phúc ngắn ngủi được hưởng “những

giọt cuối cùng còn sót lại của tình người”. Nhưng niềm khao khát tăm tối ấy lại

báo trước cho số phận bi thảm của các chàng trai, các cô gái đang ở độ tuổi thanh xuân.

Chiến tranh khiến cho các bà mẹ mất con, đó là nỗi đau không bao giờ xóa nhòa. Chiến tranh đang diễn ra đau thương nhiều không tả, vậy mà mà sau khi chiến tranh kết thúc, nó lại tiếp tục gieo rắc đau thương vào những người còn ở lại. Các bà mẹ trong những truyện ngắn như: Ngàn năm mây trắng, Gọi con… đều có cùng nỗi đau mất con, cho đến khi nhắm mắt xuôi tay cũng không thể nào gặp lại được con mình dù chỉ một lần duy nhất…

Nhân vật Tư Cụt trong truyện Hữu Khuynh cũng đã phải chịu nỗi đau mất mát người thân và sự lạnh lùng của những người hàng xóm xung quanh khi trở về làng. Gia đình chẳng còn ai, nhà cửa cô quạnh. Nỗi buồn thấm đẫm số phận con người sau những chiến công và thành tích lừng lẫy. Và trong truyện

Khắc dấu mạn thuyền, chiến tranh dù có chiến thắng hay không thì cũng gieo

rắc đau thương và tội ác, mà “khi đã phân bua được thì cả người thắng lẫn kẻ

bại đều mặt mày biến dạng” [49, tr.159].

Thái độ lên án chiến tranh bộc lộ rõ ràng qua tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh. Đó là những tổn thất vô cùng nặng nề về của cải, về con người mà chiến tranh đã gây ra cho con người. Chiến tranh không chỉ gây đau thương cho những người trong cuộc mà còn để lại nỗi đau cho những người còn ở lại, còn sống sót. Chiến tranh hủy hoại những tình yêu, những giá trị tốt đẹp của con người, khiến cho con người trở nên mất nhân tính.Và chiến tranh còn khiến cho những người trở về phải sống trong cảnh cô đơn, xa lạ, trong thái độ lạnh lùng của mọi người…

2.2. Khơi dậy những khát vọng của con người

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)