Lời văn hàm súc, giàu tính tạo hình và biểu cảm

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 102 - 108)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Lời văn hàm súc, giàu tính tạo hình và biểu cảm

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và truyện ngắn của Bảo Ninh đã chuyển tải được những đau thương, mất mát của con người trong chiến tranh thông qua lời văn hàm súc, giàu tính tạo hình và biểu cảm. Thông qua lời văn mà Bảo Ninh diễn đạt bản chất của hiện thực, bộc lộ thái độ của nhà văn đối với hiện thực.

Bảo Ninh đã chọn lọc và sử dụng những từ ngữ giàu biểu cảm để miêu tả về chiến tranh, về chết chóc, về nỗi đau của con người. Chiến tranh thì: đẫm

máu, tai họa, thảm khốc, ghê rợn, độc ác tàn bạo… Xuất hiện trong tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh là những cảnh đất trời: tối tăm, ẩm ướt, hoang rợn,

những vất vả vì bệnh tật đến nỗi “thối hết cả máu” và thiếu thốn mọi bề, áo

quần “mục nát tả tơi” [48, tr.23]. Phan Cự Đệ viết rằng: “Ngôn ngữ trong tiểu

thuyết phải là một thứ ngôn ngữ giàu tính chất tạo hình, đập ngay vào giác quan

của người đọc” [12, tr.325]. Tiểu thuyết và truyện ngắn Bảo Ninh rất giàu tính

tạo hình, người đọc sẽ dễ dàng tưởng tượng và hình dung được những gì mà tác giả miêu tả. Hiện thực như hiện ra trước mắt, sống động nhưng rất ám ảnh. Viết về các trận đánh, bằng những động từ gợi hình ảnh mạnh mẽ, đã tái hiện những cảnh tượng máu me ghê rợn người. Đó là: “Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc,

nhoe nhoét” [48, tr.11]; “máu nóng hổi rưới đẫm bờ dốc thoải”; “máu tới bụng

chân, lội lõm bõm” [48, tr.28]. Đập vào giác quan người đọc còn là: đạn bắn

“phọt óc ra khỏi tai” [48, tr.11], “dòng máu nhóng nhánh chạy dọc xuống sống

mũi” [48, tr.50]; “máu phì phì túa ra, áo trấn thủ ướt sũng. Máu chảy ứa cả

miệng” [49, tr.181]. Đọc đến nổi cả gai óc. Chiến tranh bắn giết nhau đến nỗi máu me cứ rơi như sông như suối. Sự hãi hùng đó được nhấn mạnh bởi liên tiếp nhiều động từ mạnh, lạ và mới. Bảo Ninh dùng từ không bao giờ thừa, mà rất chính xác và hợp lí. Thông qua đó đã tố cáo tính chất hung tàn của chiến tranh và làm tăng thêm sức mạnh tố cáo mà: “Nói như Goocki, phải nắm lấy ngôn ngữ

Sau mỗi trận đánh, những đoạn miêu tả của Bảo Ninh gợi hình, gợi cảm giác về sự đau thương, bởi biết bao người ngã xuống, xác chết khắp nơi không kể xiết: “la liệt xác người bị đốn, thân thể dập vỡ, tanh bành, phùn phụt phì hơi

nóng” [48, tr.11]; “mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú

cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh

pháo băm. Khi lũ tan, mọi vật trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc

ghê tanh như thịt thối” [48, tr.12]. Cái chết xuất hiện nhiều trong cả tiểu thuyết

và truyện ngắn, đau đớn và hãi hùng. Đó là cái chết đau đớn của Tý vì bị cây đè trong Trại “bảy chú lùn”:

Cây gãy, chuyển răng rắc, nhưng mắt hoa, chân tay run giật, đáng lẽ

tránh sang trái lại bước sang phải. Mà khi chưa tắt thở thì chưa thể nhấc cây

lên được. Trông sợ lắm. Cằm run bần bật, răng cắn nát môi, tóc bết vào trán, và

máu thì không rỉ một giọt, mặt tím thâm, và tỉnh táo, chịu trọn cái đau cho đến

lúc chết [49, tr.125].

Cách miêu tả cái chết của Tý khiến người đọc thương xót và phần nào cảm nhận được nỗi đau đớn đó. Còn truyện Khắc dấu mạn thuyền là sự tàn phá khủng khiếp của bom đạn: “những trận mưa bom có thể xô đổ một rặng núi, có

thể chôn sống một dòng sông, vằm nát một đại ngàn. Còn bây giờ không phải là

mưa mà là cả một trời bom đang giáng xuống” [49, tr.168]. Ngay cả âm thanh

của tiếng còi báo động vang lên thôi cũng chứa trong đó sự rối loạn, sợ hãi: “Hú

lên, gào lên, thảm thiết, quay cuồng, nhức nhối” [49, tr.165]. Sự tàn phá khủng

khiếp bom đạn còn xuất hiện trong các truyện: Lá thư từ Quý Sửu, Đêm trừ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tịch, Rửa tay gác kiếm, Hỏa điểm cuối cùng, Tòa dinh thự… Mạng sống của

con người mong manh, nhưng thương xót hơn là những cái chết trong đau đớn, thân thể “tanh bành, dập vỡ” trôi giạt, không nơi chôn cất… Và những người đi qua chiến tranh như Kiên, khi phải chứng kiến cái chết của các đồng đội mình thì lại càng đau hơn. Chẳng hạn như cái xác của Can: “ốm o, lở loét”, nhìn

không khỏi xót xa, đau lòng. Lời văn của Bảo Ninh như xoáy vào nỗi đau, khiến cho nỗi đau rõ ràng, ám ảnh và có tạo hình, biểu cảm mạnh mẽ.

Nỗi đau của con người thời hậu chiến khi nhận ra những mất mát, những sự thật không ngờ đến trong thời kì lửa đạn cũng được Bảo Ninh diễn đạt bằng lời văn cô đọng, đầy xót xa và thương cảm trong truyện Thời tiết của kí ức:

“Những giữa chừng cuộc hàn huyên, lẳng lặng nước mắt chắt ra, dần dần giàn

giụa, không cầm được, lòng nhói đau” [49, tr.109].

Có thể nói, trong lời văn, mỗi từ ngữ, cụm từ… mà Bảo Ninh chọn lựa đều rất hàm súc và chính xác, không chỉ phát huy tác dụng miêu tả, tạo hình mà còn thể hiện thái độ, tình cảm của nhà văn gửi vào trong từng câu chữ. Đỗ Đức Hiểu khi đọc Nỗi buồn chiến tranh đã nhận xét rằng: “Những cảnh tả chiến tranh, những định nghĩa về chiến tranh la liệt trong tác phẩm, những chữ những

câu, những hình tượng gây những cú sốc liên tiếp, gây ngạc nhiên, sửng sốt và

sáng tạo một vũ trụ mới của cuộc chiến” [25, tr.265]. Đặc biệt cụm từ “nỗi buồn

chiến tranh” được Bảo Ninh nhắc đến 5 lần trong tiểu thuyết, như một cách để nhấn mạnh và xoáy sâu vào những buồn đau của một thời bom đạn.

Về tiểu thuyết, nếu lời văn của Chu Lai trần trụi và thô nhám, thì lời văn của Bảo Ninh chọn lọc hơn, những chi tiết, hình ảnh miêu tả cũng tạo hình và biểu cảm hơn. Trong tiểu thuyết của Bảo Ninh, mức độ hàm súc, biểu cảm, tạo hình nổi bật và đặc sắc hơn so với truyện ngắn.

Có thể nói Bảo Ninh miêu tả, xây dựng về sự hi sinh, về những cảnh tượng đau đớn trong tiểu thuyết và truyện ngắn đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và cũng để lại nhiều ám ảnh đối với người đọc.

Đồng thời, lời văn hàm súc trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh còn nhờ sự góp phần rất lớn của chất thơ. Mặc dù Bảo Ninh không phải là nhà thơ nhưng đọc tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh, ta thấy có những câu, những đoạn văn tác giả viết như thơ. Nó làm vơi bớt những đau thương, đôi khi làm cho nỗi đau nhẹ nhàng hơn và đi vào lòng người đọc dễ dàng hơn.

Ở tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, “chất thơ và hương thơm trong quyển tiểu thuyết chủ yếu tỏa lên từ mối tình của Phương, từ thân thể và tâm

hồn Phương” [27, tr.85]. Phương – một nhân vật phụ đặc sắc, người phụ nữ đã

cứu rỗi cuộc đời của Kiên và cũng là nạn nhân bị chiến tranh hủy hoại. Vẻ đẹp của Phương toát lên từ hình dáng, lời nói, cử chỉ…và từ chính con người của cô gái trẻ. Phương “bước sang tuổi mười bảy đã vút lên trở thành một sắc đẹp

bừng cháy sân trường Bưởi” [48, tr.165], thiếu nữ với cánh tay đẹp, đôi chân

dài và mềm mại, dáng đi uyển chuyển…

Tình yêu của Phương và Kiên tuy đau xót như vẫn đẹp, vẫn khiến người ta say đắm. Những cuộc hò hẹn của họ lãng mạn và đầy thi vị: “Sao sáng đầy trời, lấp lánh. Kiên bến Phương trên tay bước lên bờ. Nước trên mình nàng rỏ

xuống ấm ấm. Cỏ mát rượi” [48, tr.167]. Bất chấp lửa đạn và sự khắc nghiệt của

chiến tranh, tình yêu của họ vẫn tồn tại, Phương cho đến cuối cùng vẫn không đánh mất tình yêu của mình, vẫn dành trọn tình yêu cho Kiên. Tuy vẻ đẹp của Phương bị chiến tranh tàn phá, và tình yêu của Phương vì chiến tranh mà không thể nào trọn vẹn, nhưng ở Phương vẫn toát lên một vẻ đẹp trong ngần của sự hi sinh, của tình yêu đích thực. Những lời yêu thương mà Phương dành cho Kiên vẫn đọng lại êm dịu và nhẹ tênh như những vần thơ thổi vào lòng người: “Em yêu anh! Như yêu cha anh. Như em là chị, là mẹ của anh. Như em vẫn yêu anh từ xưa đến giờ. Từ nay, từ tối nay, em là vợ anh. Em sẽ đi cùng với anh. Em sẽ đưa anh tới cửa chiến tranh, xem nó ra sao. Cho tới khi buộc phải chia lìa

không cưỡng được thì thôi” [48, tr.173]

Hay ngày Kiên trở gặp Lan, cô gái đã bám trụ ở đồi Mơ để… chờ đợi Kiên, vì cô đã xem Kiên như mối tình đầu của mình, lời thủ thỉ tha thiết của Lan lúc tiễn Kiên thấm buồn, tình cảm chân thành mà Lan dành cho Kiên cũng đẹp như những vần thơ nhẹ nhàng: “bỗng dưng một ngày nào anh gặp cảnh ngộ

không may, thấy đã hết ngả để đi tiếp thì xin anh hãy nhớ ngay rằng, dù sao

chiến đấu lập nghiệp, mai sau nếu anh muốn cũng sẽ là một nơi, một chốn anh về” [48, tr.68].

Bảo Ninh viết về “nỗi buồn chiến tranh”, mà trong từng lời văn chất chứa chất thơ là nỗi buồn về tình yêu của một thời son trẻ đã qua. Qua đó lời văn đó phần nào giúp chúng ta hiểu được con người đã đau khổ, day dứt và nhận thức như thế nào về quá khứ, về tình yêu, về chiến tranh… Tất cả đều hướng về số phận của con người, nhờ vậy mà tăng thêm chiều sâu tư tưởng của tác phẩm cũng như của tác giả. Những nỗi buồn vang vọng, được cất lên như lời thơ tự đáy lòng người: “Từ chân trời dĩ vãng ngọn gió buồn vô hạn của tình yêu và tự do như là niềm tiếc nuối không nguôi cứ mãi hoài thổi qua thành phố, qua làng

mạc, và trong đời tôi” [48, tr.60].

Mai Quốc Liên khi đọc truyện ngắn của Bảo Ninh, đã có những dòng như sau: “Bao giờ Bảo Ninh cũng có những đoạn văn như thơ, nhưng rất tự nhiên, thường nằm ở cuối câu chuyện. Nó nâng văn xuôi trong câu chuyện lên, phả vào

nó một vùng cảm xúc ấm áp, xao lòng...” [80]. Truyện ngắn của Bảo Ninh buồn,

vì viết bằng tình cảm, cảm xúc nên cũng dào dạt chất thơ. Chất thơ làm cho nỗi buồn như được thanh lọc, nỗi buồn trở nên lắng đọng và nhẹ nhàng hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như truyện ngắn Ngàn năm mây trắng, lời văn là nỗi buồn chất chứa trong lòng và hòa vào không gian: “Khói nhang nhả nhè nhẹ, bốc lên dìu dịu, mờ mỏng trong bầu không khí lành lạnh của khoang máy bay. Những cây nhang trên trời thẳm tỏa hương trời thơm ngát. Ngoài cửa sổ đại dương khí quyển ngời

sáng. Tổ quốc trên trời cao” [49, tr.20]. Nỗi đau mất con, tình thương con của

người mẹ khiến cho cả không gian cũng buồn, nhưng nỗi buồn đó phần nào được xoa dịu nhờ vào lời văn nhẹ nhàng, và giúp cho người đọc cũng cảm nhận được nỗi xót xa và đồng cảm với nỗi đau của bà mẹ.

Lời văn thể hiện sự khắc khoải, day dứt vì những niềm đau vẫn còn hoài, vẫn giữ mãi tận đáy lòng cùng thời gian, cùng năm tháng đổi thay trong truyện

đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi ấy là một niềm

đau không thể nói nên lời” [49, tr.24].

Cũng giống như nỗi đau âm thầm trong truyện ngắn Giang: “Chiến tranh, đời lính, tuổi trẻ, mọi sự là như thế, chỉ thế thôi, thoảng nhanh. Thoảng nhanh nhưng không tắt lịm. Chỉ thế thôi nhưng để rồi sau này cứ nhớ mãi. Trở thành

nỗi đau. Những nỗi đau mất mát âm thầm” [49, tr.34]. Đời lính của nhân vật

“tôi” trong truyện gắn với đủ mọi cảm xúc yêu thương lẫn day dứt. Cuộc gặp gỡ tình cờ với người con gái chỉ trong những giây phút ngắn ngủi thôi, nhưng đã khiến cho “tôi” không thể nào quên được và đó trở thành một kỉ niệm theo “tôi” cả cuộc đời. Điều day dứt nhất chính là nỗi đau của một lần gặp mặt nhưng vĩnh viễn không bao giờ gặp lại, bởi vậy mà trở thành “nỗi đau mất mát âm thầm”.

Nỗi buồn, nỗi đau trong Lá thư từ Quí Sửu cũng khắc khoải, day dứt. Bởi suy nghĩ về cuộc đời khổ đau, nhưng con người vẫn phải sống, ham được sống và bình yên sẽ đến khi con người biết chấp nhận nỗi đau. Nhờ lời văn giàu chất thơ mà nỗi đau trong lòng người dường như nhẹ nhàng hơn chứ không quá nặng nề:

Cái trần gian khổ cực, sứt mẻ và xém cháy, thấm đẫm đau thương này vậy mà vẫn còn trĩu nặng bao nhiêu là sinh lực và vẫn còn ham sống biết là nhường nào. Tôi ngước nhìn lên theo cái bóng vụt bay của một con chim bồ chao. Bầu trời mùa khô mới trong buổi ban mai đã cao lên vòi vọi. Một bầu trời bình yên, câm tiếng súng, ngời sáng và quặn đau. Một nỗi quặn đau hầu như suông rỗng,

hầu như không duyên cớ và hầu như ngớ ngẩn, vặn trái tâm hồn tôi [49, tr.141].

Có những đoạn như những câu thơ tự do, giàu nhịp điệu, miêu tả về cảnh vật, như một đoạn trong truyện Ngôi sao vô danh: “Nhịp tàu dập dềnh, tiếng bánh sắt lăn đều đều, và gió mát, ru người ta ngủ. Ngoài cửa sổ, trăng sáng, đêm dài, cảnh đường trường lươn lướt trôi qua như những cái chớp mắt. Những cột tín hiệu. Các nhà ga xép. Những đám cây cối. Một vạt rừng thưa. Những

buồn, nhưng buồn thi vị và phần nào mang đến cảm nhận về sự bình yên của một con người.

Lời văn giàu chất thơ cũng là một nét riêng trong sáng tác của Bảo Ninh. Tiểu thuyết và truyện ngắn của Tạ Duy Anh không giàu chất thơ như Bảo Ninh. Cụ thể là truyện ngắn của Tạ Duy Anh phơi bày những điều xấu ác để hướng con người đến với tương lai tốt đẹp hơn, nhưng ở Tạ Duy Anh lời văn thể hiện thái độ gay hấn và quyết liệt. Giữa Bảo Ninh và Tạ Duy Anh đều có phần giống nhau ở sự dữ dội, mạnh mẽ trong lời văn, nhưng đặc biệt ở Bảo Ninh thì có sự hòa quyện với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng như chính con người của tác giả.

Với mảnh đất rộng lớn của tiểu thuyết thì có thể phóng khoáng, tự do để chọn cách thể hiện, miêu tả, ngôn từ... còn truyện ngắn hẹp hơn nên các chi tiết cũng chọn lọc kĩ lưỡng, lời văn cũng dồn nén, nhanh và mạnh hơn. Nhưng dù ở thể tài nào thì Bảo Ninh cũng chuyển được chất thơ vào lời văn của mình. Chính vì vậy, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên khi đọc tác phẩm của Bảo Ninh đã có lời nhận xét rằng: Bảo Ninh thuộc số rất ít nhà văn Việt Nam có văn đẹp và văn hay. Còn với Mai Quốc Liên thì: “Bảo Ninh không làm thơ, nhưng văn anh ẩn

chứa một chất thơ đích thực” [80].

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 102 - 108)