Khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 62 - 65)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau

Trong chiến tranh, vì đau thương quá mà nhiều người đã chọn cách trốn chạy, bởi đó chính là lối thoát cho con người, mặc dù trốn chạy trong hoàn cảnh đó là một việc làm hèn nhát. Can, A trưởng A2 cũng đã chọn lựa cách đó, như là tìm cho mình con đường cuối cùng để trở về, thoát khỏi những trận máu lửa, chết chóc. Can đã từng tâm sự với Kiên về nguyện vọng của chính anh: “Tôi sẽ

tự cứu lấy mình. Chỉ thế thôi. Tôi không sợ chết, nhưng cứ bắn mãi giết mãi thế

này thì chết hoại tình người. Dạo này đêm nào tôi cũng mộng thấy mình chết và

bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [48, tr.27-28].

Mặc dù Kiên đã cố gắng khuyên nhủ và ngăn cản hành động trốn chạy của Can, nhưng Can vẫn không thay đổi quyết định của mình: “Không. Tôi đi. Thắng hay

thua, kết thúc mau hay kết thúc chậm, với tôi chẳng nghĩa lý gì nữa. Để cho tôi

đi! – Can nấc lên – Đời tôi tàn rồi, nhưng dù thế nào tôi cũng phải gặp lại mẹ,

phải nhìn thấy làng tôi… Anh sẽ không cản đâu, có phải không? Lẽ nào anh sẽ

cản?” [48, tr.29].

Xác của Can được tìm thấy sau đó, cách trung đội trinh sát không đầy hai giờ băng rừng, “cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi

lau lầy lụa. Mặt của xác chết bị quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực

kì tởm” [48, tr.31]. Cái chết của Can chẳng được ai đoái hoài tới, bởi sự ra đi của Can lúc đó là một sự nhục nhã. Thương Can, vì cuối cùng cũng không thể nào trở về được với mẹ, nhưng có lẽ như vậy sẽ tốt hơn, bởi Can chết đi sẽ thoát khỏi những nỗi đau chém giết hủy hoại hết tình người. Cái chết, cũng là một cách để thoát khỏi những khổ đau và tìm đến một “cuộc sống mới”: “trong lòng

cái chết không phải là địa ngục khủng khiếp một linh hồn trong truyện đã nói

như thế với những người sống – Trong lòng cái chết vẫn là cuộc sống, dĩ nhiên là một kiểu khác của cuộc sống kia. Trong lòng cái chết ta có được sự bình yên,

sự thanh thoát và tự do đích thực…” [48, tr.110].

Với những vết thương cả về thể xác lẫn tinh thần, những người trở về sau cuộc chiến vẫn mang hoài trong mình những nỗi đau âm ỉ, ám ảnh không rời.

Chính vì vậy, khi bị rơi vào vũng sâu của nỗi đau, tất cả họ đều khao khát tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau của chính mình. Nhưng cuộc đời Kiên khi trở về, thì quá khứ đau thương chính là cách để Kiên vượt thoát khỏi những nỗi đau của hôm nay: “Đối với tôi tương lai đã nằm lại ở phía xa kia rồi. Và không phải

là cuộc sống mới, thời đại mới, không phải là những hy vọng về tương lai tốt

đẹp đã cứu giúp tôi mà trái lại những tấn thảm kịch của quá khứ đã nâng đỡ tâm hồn tôi, tạo sức mạnh tinh thần cho tôi thoát khỏi vô tận những tấn trò đời

hôm nay” [48, tr.59].

Suy nghĩ về những điều đã mất đi từ cuộc chiến, Kiên nhận ra rằng: “Có

vẻ như anh đã tìm ra cuộc đời mới của mình: đấy chính là cuộc đời đã qua, là

tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh” [48, tr.105]. Kiên đã mất quá

nhiều thứ từ quá khứ, nhưng chính quá khứ đó chính là cuộc đời mới với biết bao điều ý nghĩa, sẽ giúp cho Kiên sống và trải nghiệm thêm một lần nữa với những kí ức của chính mình.

Trong truyện ngắn của Bảo Ninh cũng vậy, từ nỗi đau con người có thể tìm thấy lối thoát cho mình, bởi lẽ:

Nỗi đau, dưới những dáng vẻ và tình cảnh ở đây, không hướng đến một

viễn cảnh phán xét hay giải tỏa nào, không có một tòa án nào chờ phía trước:

tất cả đã được quyết định ngay trong biến cố gây đau, khi mà phần lớn người ta

chưa ý thức được đầy đủ, còn lại chỉ là một hành lang kín mít, trông có vẻ đã

cùng đường mà càng đi càng xa. Tuy nhiên, cũng ngay trong đó là lối thoát

[47, tr.10].

Nhân vật Phúc trong truyện Thời tiết của kí ức với những nỗi niềm riêng về một quá khứ bi kịch, éo le cùng với một mối tình dang dở với Quỳnh. Đôi khi những nỗi đau đó trở về làm cho Phúc câm lặng, bởi vì nỗi đau quá khứ ngỡ đã ngủ yên nhưng thật ra còn sống mãi. Rồi chính Phúc cũng nhận ra được rằng:

bởi vì nỗi đau quá khứ còn sống mãi nên về sau ta mới có được một quãng đời

một cảm giác có hậu với cuộc đời cùng số phận” [49, tr.114]. Đó cũng chính là triết lí ý nghĩa dành cho cuộc đời: con người phải chấp nhận nỗi đau buồn, nếm trải và nhận ra những giá trị mà nó mang lại, để từ đó tìm thấy cho mình một cuộc sống mới và vượt thoát khỏi những buồn đau.

Còn ông già Bôn Truyện Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng thì lại chọn cách giải thoát cho chính mình là dựa vào nỗi đau. Mặc dù trong ông, kí ức và những ám ảnh đau thương chiến tranh không bao giờ có thể xóa nhòa. Ông nhớ về những kí ức của cuộc sống thời chiến; nhớ về những con đường, góc phố Hà Nội; nhớ tiếng đàn tuyệt diệu của cô thiếu nữ người Pháp… Mọi thứ đều tồn tại, đều khiến ông nhớ mãi. Nên những kí ức đó trở thành chỗ nương dựa cho cuộc sống của ông.

Khơi dậy khát vọng tìm thấy lối thoát cho những nỗi đau đã cho thấy tinh thần và tình cảm dành cho con người của Bảo Ninh. Nhà văn đã quan tâm, đồng cảm đến những nỗi đau của con người và mong muốn mở ra một cánh cửa mới để con người vượt thoát ra khỏi những khổ đau và họ có thể tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống, trong chính khổ đau của mình.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 62 - 65)