Khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 65 - 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình

Liệu con người khi đã trải qua cuộc chiến đẫm máu, ác liệt có quên đi được cái quá khứ đau buồn và hòa nhập bình thường với cuộc sống thời bình được hay không? Quá khứ đó, chắc chắn không thể nào quên được, đó vẫn mãi là hoài niệm đau. Để có một cuộc sống bình yên sau chiến tranh như bao người là một điều không dễ dàng gì đối với những người đã đi qua cuộc chiến sinh tử. Chính vì vậy, khát vọng hòa nhập với cuộc sống thời bình là một trong những khát vọng không chỉ của các nhân vật trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh mà còn là khát vọng của rất nhiều người.

Kiên: “Sau cuộc chiến tranh ấy anh dường như chẳng còn ở trong một

“kênh” với mọi người. Càng ngày Kiên càng có cảm giác rằng không phải mình

cảm giác hòa nhập và đồng điệu với cuộc sống sau khi trở về từ quân ngũ mà Kiên cảm thấy khi đi giữa mọi người đã không còn nữa. Một phần do cách sống của Kiên dị biệt so với mọi người, và phần nhiều vì ám ảnh chiến tranh cứ quẩn quanh theo Kiên nên Kiên khó lòng sống và sinh hoạt với mọi người xung quanh một cách bình thường. Kiên khao khát được quên đi, được hòa nhập với cuộc sống như bao người khác: “Nhưng rồi, cùng với thời gian, người ta bắt

đầu phải học cách thích nghi với cuộc sống của thời bình” [34, tr.219]. Dần dà

thì mọi người cũng quen với cách sống của Kiên, quen với “tay nhà văn phường lập dị”. Kiên vẫn phải nhớ, vẫn phải sống trong ám ảnh, dù thời gian không làm Kiên quên nhưng thời gian khiến cho mọi người có thể hòa nhập với Kiên. Kiên có thể thực hiện khát vọng của mình, có thể hòa nhập, nhưng không thể quên đi. Cũng tương tự như Kiên, Tư Cụt trong truyện Hữu khuynh không chỉ đau đớn khi mất người thân mà khi trở về làng cũng chịu sự lạnh lùng của hàng xóm. Người lính năm xưa từng xông pha trên chiến trận, đã nhận được nhiều thành tích đáng nể, được các đồng chí tự hào, giờ đây sống như một người khách lạ cô độc giữa xóm làng. Do những người trong làng nghĩ Tư Cụt mang trong lòng hận thù nên sợ sệt. Nhưng rồi sau đó, làng xóm cũng hiểu ra, “chừng

như cũng nhập tâm theo sự dịu lòng của Tư” [49, tr.215]. Nhờ thế mà Tư cũng

đã bắt đầu một cuộc sống mới nơi làng quê: “Lòng người thiết tha mong được

sớm bắt đầu thời đại mới, với niềm hi vọng là từ đây sẽ mãi mãi không cùng

chuỗi dài miên man ngày lành tháng tốt” [49, tr.229].

Truyện Chuyện xưa kết đi, được chưa?, bác Lân trở về sau chiến tranh vẫn

luôn khao khát hòa nhập với cuộc sống đời thường. Chỉ có điều, những kí ức về chiến tranh cứ trói buộc, không cho bác Lân thoát khỏi vòng vây của những nỗi đau nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần. Vậy mà những câu chuyện kể của bác Lân về quá khứ lại bị phản ứng quyết liệt chứ không phải là sự thông cảm và nhìn nhận cùng một hướng. Chính vì thế, nỗi buồn chiến tranh còn như được nhân lên bội lần do nỗi thất vọng thời hậu chiến. Cũng như người cựu chiến binh

trong Ăn mày dĩ vãng cứ luôn buồn và day dứt vì thấy dường như mọi người đều quay lưng lại với quá khứ.

Đối với những người lính đã từng vào sinh ra tử, khi được trở về với gia đình, quê hương, làng xóm thì niềm ao ước, nỗi khát khao trong họ chính là được sống một cuộc sống bình yên, trong sự hòa nhập với mọi người xung quanh và không bị những đau buồn vây hãm. Niềm khao khát ấy tưởng dễ nhưng lại khó mà thực hiện được. Vì khi trở về, họ luôn mang nặng trong lòng những hình hài đau đớn của cuộc chiến, muốn quên đi mà không thể nào làm được. Trên chiến trận, họ xông pha hết mình, khi trở về, cuộc sống cứ ngỡ bình yên nhưng lại đau hơn, nặng lòng hơn. Họ rất cần sự cảm thông và chấp nhận từ mọi người. Khát vọng này không phải ai cũng thấu hiểu được, và không phải ai cũng chịu bày tỏ. Bảo Ninh đã khơi mở và bày tỏ những khát vọng tận sâu trong đáy lòng của nhiều người khác thông qua khát vọng của Kiên, của Tư Cụt, của bác Lân…

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 65 - 67)