Mục đích của tư tưởng nhân văn hiện thực

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 40 - 46)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3.Mục đích của tư tưởng nhân văn hiện thực

Mọi quá trình vận động của xã hội cũng như toàn bộ tiến trình sáng tạo, hoạt động nghệ thuật đều hướng về mục đích là làm cho xã hội trở nên nhân đạo hơn. Tư tưởng nhân văn hiện thực không đơn thuần là phát triển năng lực phản kháng của con người mà hướng tới mục đích cao hơn, quan trọng hơn là phát triển những năng lực bản chất của mỗi con người, là sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo.

Mục đích đó chính là hướng đến sự phát triển tự do cá nhân của con người. Theo C. Mác cần phải: “Phát triển đến mức tối đa tất cả những khả năng

có trong con người” [38, tr.137]. Đồng thời phải phát triển sự tự do của mỗi cá

nhân con người trong xã hội. Đó là một trong những mục đích cao cả và có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển của con người. Con người cần phải được phát triển mọi khả năng tiềm ẩn của bản thân, mà để phát triển thì phải được tự do hoạt động trong môi trường của mình.

Bản thân mỗi con người khi sinh ra đều có những khả năng nhất định, đó có thể là những khả năng được biểu hiện ra bên ngoài và cả những khả năng tiềm ẩn bên trong con người cần phải được phát hiện để phát huy một cách tốt nhất. Khả năng của con người là điều mà khoa học, văn học nghệ thuật muốn khám phá và khai mở. Nói về khả năng của mỗi người, đó là rất nhiều khả năng khác nhau, phải kể đến là khả năng khám phá, sáng tạo, học hỏi,… Trong đó, khả năng thể hiện mình được xem như là một trong những năng lực bản chất, tự nhiên và kì diệu của con người.

Bản Tuyên ngôn về Nhân quyền ra ngày 10 tháng 12 năm 1948 của Liên Hiệp Quốc cũng đã có những quyền căn bản đối với sự tự do của con người như:

“Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về các quyền…”; “Mỗi người đều

có quyền chính đáng được hưởng tự do và các quyền mà tuyên ngôn này qui

định, không có mọi sự phân biệt, kể cả phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính,

ngôn ngữ, tôn giáo…”; hay “Mỗi người đều có quyền sống, tự do và an toàn cá

nhân”. Qua đó cho thấy, việc hướng đến sự phát triển tự do cá nhân của con

người là vô cùng quan trọng.

Tự do chính là sự tự do trong cá tính, trong nhân cách của con người. Những cá tính của các nghệ sĩ, nhà văn, nhà thơ cũng đã thể hiện sự tự do trên con đường sáng tạo văn học nghệ thuật của họ. Tự do của cá nhân còn phải gắn liền với tất yếu và những thay đổi của xã hội, tùy theo mỗi thiết chế, pháp luật của từng giai đoạn, từng thời kì của lịch sử. Con người được tự do phát triển

cũng tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả mọi người trong xã hội. Hiểu mối thống nhất biện chứng giữa các phương diện trên chính là hiểu được sự phát triển tự do của mỗi cá nhân, như câu nói của Robert A Heinlein: “Tôi tự do, cho

dù xung quanh tôi là những luật lệ gì. Nếu tôi thấy chúng có thể chấp nhận

được, tôi chấp nhận chúng; nếu tôi thấy chúng quá khó chịu, tôi phá vỡ chúng.

Tôi tự do bởi tôi biết bản thân tôi chịu trách nhiệm trước lương tri mình vì mọi

điều tôi làm” (Robert A Heinlein).

Những tác phẩm văn học nghệ thuật đích thực và ý nghĩa phải thoát li khỏi sự ràng buộc của các yếu tố xã hội, pháp luật… để nêu cao tinh thần tự do, ủng hộ và cổ vũ cho sự phát triển tự do của con người. “Không có tự do, không

có nghệ thuật; nghệ thuật chỉ sống dựa vào sự gò bó nó tự tạo nên cho mình, và

sẽ chết dưới mọi dạng khác” (Albert Camus). Đọc Nhật ký trong tù, sẽ thấy tinh

thần tự do xuyên suốt trong tập thơ của Hồ Chí Minh. Tinh thần tự do rất cao cả thể hiện trong thái độ, khí phách, cách ứng xử, lối sống... của Người. Cho dù là gông cùm hay song sắt lạnh tanh của nhà tù cũng không trói buộc, khóa cột lại được sự tự do. Tinh thần tự do vừa là khát vọng, vừa là nội lực trong con người Hồ Chí Minh. Đó là khí phách, tâm hồn của một người luôn làm chủ được mình trong mọi tình thế.

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần cần phải cao”

Con người có quyền tự do chọn lựa trên con đường tìm kiếm bản thể của mình. Dẫn lời của Jean – Paul Sartre trong Sự thật và hiện sinh thì: tự do đến với bản thể vừa như là tấm màng che vừa như là sự khám phá. Khám phá và phát triển tự do phải gắn với sự tự do lựa chọn con đường tìm kiếm bản thể của con người. Sartre cũng đã triển khai sâu sắc hơn về con người đích thực – một con người tự do [77].

Văn học là một trong những phương tiện quan trọng giúp mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, từ đó mà con người hiểu thêm về thế giới, sự phong phú của thế giới. Bản thân cá thể của con người chính là chân lí nội tại của sự khám phá, nhằm hướng đến sự tự do. Bởi vì

“Con người là cả một bí mật lớn” (Dostoevski). Đồng thời, bản thể con người

được xem như là cấu trúc vận động của chính cá thể con người, nó không phải là “tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Con người trong quá trình sống và tồn tại, có quyền tự do lựa chọn con đường tìm kiếm bản thể cho chính mình. Trong con người tồn tại nhiều bản ngã và họ phải tự đấu tranh để chọn bản ngã nào tốt nhất, phù hợp với thực tại, phù hợp với sự phát triển tự do của cá nhân mình nhất. Lí tưởng nhân văn cộng sản chủ nghĩa của C. Mác luôn thể hiện sự quan tâm đến sự phát triển của con người. Theo C. Mác, quyền tự do cao nhất ở con người chính là quyền tự do phát triển các năng lực, và “tự do cá nhân” là có

“khả năng phát triển toàn diện những mầm mống của cá nhân” [40, tr.75-76]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại, mục đích của tư tưởng nhân văn hiện thực là hướng đến sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là sự phát triển tự do cá nhân, phát triển những năng lực bản chất của con người. Sự tự do này phải gắn với những qui luật của tự nhiên, lịch sử, xã hội, luật pháp… và tạo điều kiện cho sự phát triển của tất cả mọi người.

Tiểu kết chương 1

Thời Phục hưng là một bước ngoặt làm thay đổi nhiều mặt của xã hội: kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội, tư tưởng… Đây cũng là tiền đề để thúc đẩy và phát triển những luồng tư tưởng tiến bộ. Chủ nghĩa nhân văn chính là trào lưu tư tưởng tiến bộ làm nên những giá trị mới mẻ, rực sáng cho nền văn nghệ thời đại Phục hưng.

Bản chất của văn học đã chứa đựng nội dung nhân văn. Tư tưởng nhân văn hiện thực góp phần làm nên những sáng tác văn học có giá trị đích thực. Ngay từ khi mới ra đời, tư tưởng này đã đánh dấu một sự phát triển vượt bậc và làm thay đổi bộ mặt của xã hội cũng như khuynh hướng nhìn nhận và sáng tạo của nghệ sĩ. Tư tưởng nhân văn hiện thực là mục tiêu mà con người vươn tới nhằm hướng về cái Chân – Thiện – Mĩ, nó ngày càng hoàn thiện không ngừng với một sức sống mãnh liệt và phát triển cùng quá trình vận động của xã hội loài người.

Tư tưởng nhân văn hiện thực biểu hiện rất phong phú và đa dạng; hướng về con người với những góc tối, những vùng đau chứ không chỉ đơn thuần cổ vũ, ca ngợi con người với mọi vẻ đẹp, nâng cao giá trị của con người. Con người được nhìn nhận từ nhiều góc độ, nhiều chiều, mà nhất là chiều sâu của tâm hồn với những khoảng lặng buồn thăm thẳm. Tư tưởng nhân văn hiện thực là một trong những giá trị tiêu biểu và bền vững nhất trong quá trình phát triển và những bước tiến mới mẻ của văn học; là thước đo, là chuẩn mực của văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, tư tưởng này được còn góp phần làm nên những tác phẩm chân chính thấm nhuần lý tưởng văn hiện thực sâu sắc, đó là những tác phẩm có giá trị và đánh dấu cá tính sáng tạo, quá trình say mê hoạt động của các nhà văn, các nghệ sĩ…

Tư tưởng nhân văn hiện thực sẽ đi sâu hơn, bàn luận kĩ hơn về con người. Đó là những vấn đề về tình yêu thương con người; là những nỗi đau, bất hạnh của con người; hướng về con người, nhân cách con người; thể hiện khát vọng

sống, ý thức vươn lên, hướng thiện của con người. Tư tưởng này sẽ làm rõ hơn vấn đề hiện thực trong các tác phẩm văn học thông qua yếu tố nhân văn. Văn học là nhân học, văn học càng thấm nhuần tư tưởng nhân văn hiện thực thì càng có sức lay động tâm hồn con người, càng có ý nghĩa và giá trị bấy nhiêu.

Chương 2. BIỂU HIỆN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA BẢO NINH

Mỗi nhà văn có một cách phản ánh hiện thực và thể hiện khác nhau thông qua các sáng tác văn học cụ thể. Các sáng tác văn học ra đời luôn gắn liền với con người – đối tượng trung tâm của văn học. Cho nên, nội dung tư tưởng mà các nhà văn hướng đến đều xoay quanh những vấn đề thuộc về con người, liên quan và ảnh hưởng đến con người.

Với tiểu thuyết và truyện ngắn, Bảo Ninh đã mang tiếng nói văn chương rất riêng của mình vào nền văn học nước nhà. Các sáng tác của Bảo Ninh chứa đựng nhiều tư tưởng và giá trị sâu sắc, trong đó có tư tưởng nhân văn hiện thực. Bảo Ninh đã sáng tác bằng cả tâm huyết và dành tình cảm dạt dào đối với nỗi đau của con người, tìm thấy những khát vọng và vẻ đẹp từ con người…

Chính vì vậy, chúng tôi khảo sát tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh ở những phương diện sau:

- Tình yêu thương con người.

- Khơi dậy những khát vọng của con người. - Tôn vinh những vẻ đẹp của con người.

2.1. Tình yêu thương con người

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 40 - 46)