Giọng văn lên án, tố cáo

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 89 - 92)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Giọng văn lên án, tố cáo

Trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Bảo Ninh, giọng văn mạnh mẽ nhất chính là lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh. Những tội ác mà chiến tranh gây ra cho con người không thể kể hết bằng lời, không thể tính hết là bao nhiêu, bởi vì tội ác đó quá lớn. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng, cuộc sống bình yên của biết bao con người, biết bao gia đình. Chiến tranh để lại những mất mát không chỉ về vật chất mà còn là nỗi đau nặng nề về tinh thần cho con người. Với giọng văn này, Bảo Ninh đã khẳng định thái độ lên án chiến tranh và bênh vực, lên tiếng thay cho con người khi phải hứng chịu quá nhiều hậu quả lớn lao mà chiến tranh gây ra.

Thông qua giọng văn ta thấy được thái độ tố cáo tội ác chiến tranh Bảo Ninh, được thể hiện thông qua ngôn ngữ, thái độ… của Kiên. Kiên chửi tên địch

là: “Đồ cứt đái!” [48, tr.24], chửi tên thám báo: “Đồ con đĩ!” [48, tr.48]. Trước

kẻ thù, Kiên: “điên tiết” [48, tr.49]; “điên giận hung tàn nóng như thiêu ngút

dậy trong lòng, đốt cháy anh, xé anh ra” [48, tr.50]. Hay tiếng chửi tục của nhân

vật “tôi” trong Lá thư từ Quý Sửu: “Đ. mẹ mày… Mỹ - ỹ - ỹ!” [49, tr.156]. Câu hỏi mà Kiên đặt ra cho bọn thám báo: “Cớ gì tụi mày giết hại người

chính là câu hỏi của tất cả mọi người đối với quân xâm lược. Tuy giọng Kiên nhẹ nhàng nhưng trong giọng nói ẩn chứa sự căm giận, trách móc.

Tội ác lớn nhất của chiến tranh chính là hủy hoại mạng sống của con người, gieo rắc chết chóc. Những đoạn văn của Bảo Ninh trong tiểu thuyết Nỗi

buồn chiến tranh, giọng văn mang nỗi đau tự sâu trong đáy lòng khi phải chứng

kiến những cảnh xác người chết không sao kể xiết, đã cho thấy được tội ác, sự tàn bạo đó. Sau mỗi trận đánh: “những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch

bịch lẹt bẹt xuống; “sườn đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một

mái nhà lợp bằng thây người” [48, tr.109]. Giọng văn của Bảo Ninh như rót vào

lòng người những nỗi kinh hoàng sâu sắc, ấn tượng dữ dội và mạnh mẽ về sự tàn sát quá đau đớn của chiến tranh.

Thiên nhiên cũng trở nên hoang tàn vì chiến tranh, những ngôi làng bình yên chìm trong biển lửa, máu, xác chết… Giọng văn buồn, nhưng người đọc vẫn cảm nhận được trong cái buồn đó chất chứa thái độ lên án sâu sắc:

Những vùng đất cằn cõi, chói chang, đau quặn. […] Và những ban mai,

những chiều tà, những đêm trường, chiến tranh chứa chan đau khổ sống dậy trong lòng anh. Công Hơ Rinh làng xưa, hoang tàn, đổ nát, vương vãi khắp nơi

súng ống với xương người. Và Diên Bình ngôi làng giải phóng trơ vơ giữa thảo

nguyên, sau một tuần bị pháo kích chỉ còn tro than lẫn với thây người

[48, tr.150].

Vậy mới thấy được, sự tàn phá của chiến tranh với đất nước, với con người nặng nề như thế nào! Biết bao con người đã lao vào cuộc chiến sinh tử đó, vì quê hương xứ sở, vì bình yên và tự do của những người thân yêu. Kiên và đồng đội của Kiên cũng vậy, nhưng lao vào cuộc rồi mới thấy hi sinh quá nhiều, mất mát quá lớn. Hòa bình chưa đến, tự do chưa đến, nhưng cái tàn bạo trước mắt thì đã gây đau thương cho quá nhiều người và cũng gây đau thương cho chính bản thân mình. Nói về tội ác của chiến tranh, lên án chiến tranh, giọng văn trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranhđầy đau đớn:

Cả thế hệ anh đã lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung

dữ, đã làm đổ máu mình, đổ máu người. Hàng đọi máu, sông máu. Ập tới, trực

diện trận giáp lá cà kinh khủng dưới chân Ngọc Bơ Rẫy. Quân lính hai bên xông

vào nhau, thọc lưỡi lê, phang báng súng. Những hình người tán loạn chạy dích

dắc trên đầu ruồi súng máy rồi nhảy dựng lên [48, tr.149].

Chính vì vậy, trước kẻ thù, đồng đội của Kiên không bao giờ chịu đầu hàng, quyết liệt chiến đấu cho đến cùng: ““Thà chết không hàng… Anh em, thà

chết…!” – tiểu đoàn trưởng gào to, như điên, mặt tái dại, hốt hoảng hoa súng

ngắn lên…” [48, tr.11]. Giọng văn mạnh, đanh thép thể hiện ý chí, tinh thần sẵn

sàng chiến đấu hết mình, chống lại tội ác chiến tranh.

Còn trong các truyện ngắn của Bảo Ninh, rất nhiều truyện viết về chiến tranh và những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Đó là cảnh hoang tàn của con người và thiên nhiên, làng mạc trong truyện Gió dại: “Năm 72, chiến sự rùng

rợn giết hàng đống người. Người chết, chết ngả rạ dọc các ngả đường, la liệt

trên các nội cỏ và nổi lềnh phềnh trên mặt sông. Người còn sống sống ngắc

ngoải, dở sống dở chết. Tứ phương tan tác. Cả đến thiên nhiên cũng như thể bị

hóa kiếp. Cảnh làng biến tướng” [49, tr.58]. Những luồng đạn xả xuống mặt

đất, nhà cửa và con người trong truyện Lá thư từ Quý Sửu: “Hàng chục họng

105 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Luồng đạn xé trời, rùng rợn hú lên, kinh hoàng

giáng xuống. Loạt thứ nhất rồi cấp tập ngay loạt thứ hai, thứ ba, sấm vang chớp

giật. Buổi ban mai chưa tan hết sương đã ngay lập tức bị nhận chìm trong khói

đặc đen ngòm” [49, tr.141]. Khi phải đối diện với vũ khí, với bom đạn hủy diệt

như vậy thì con người không thể nào sống bình yên, cố gắng chống chọi mấy cũng không thắng được những họng bom ngày ngày giáng xuống trên đầu. Thông qua những đoạn miêu tả về bom đạn, về cảnh vật và con người trong thời chiến đã phần nào giúp người đọc hình dung ra được cảnh màn trời chiếu đất của một thời đau thương. Giọng văn của Bảo Ninh vì thế mà chất chứa sự căm

phẫn, lên án tột cùng những tổn thất lớn lao mà chiến tranh gây ra cho con người.

Nói về cuộc sống thời bình, trong truyện ngắn của Bảo Ninh cũng có đề cập đến tình trạng nhân cách xuống cấp của con người. Truyện Lan man trong

lúc kẹt xe, một sinh viên đến ra mắt gia đình của người yêu, phóng xe vội nên

tông vào một ông lớn tuổi: “Đã không đỡ người ta dậy, không xin lỗi người ta thì thôi nó lại còn to mồm văng ra cái câu quen thuộc của trai Hà Thành thời nay; “Đ. mẹ thằng già! Mù à? Muốn chết phải không?, rồi rồ ga phi vọt đi”

[49, tr.395]. Qua giọng văn, Bảo Ninh đã cho thấy thái độ lên án, nhất là với cách cư xử, nhân cách của thế hệ trẻ. Nhưng đây cũng là một lời cảnh tỉnh, một điều để mọi người cùng suy ngẫm, để tỉnh ngộ và biết nhìn lại mình.

So với Tạ Duy Anh, giọng văn lên án và tố cáo ở Bảo Ninh vẫn hòa chung với nỗi buồn da diết, còn Tạ Duy Anh thì sự lên án mạnh mẽ, nghiêm trang mang đậm sắc thái phê phán chứ không chứa nhiều nỗi u buồn như Bảo Ninh. Đó cũng chính là một trong những nét khác biệt giữa giọng văn của Bảo Ninh và Tạ Duy Anh. Với Bảo Ninh, thông qua giọng văn lên án, tố cáo là những thông điệp sâu sắc mà nhà văn muốn gửi đến cho mọi người, những thông điệp xuất phát từ chính lòng nhân ái, thương yêu và mong muốn con người có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu tư tưởng nhân văn hiện thực trong tiểu thuyết và truyện ngắn của bảo ninh (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)