Lũy kế đến ngày 31/12/

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 44)

Tính đến ngày 31/12/2013, Nghệ An đã thu hút được tổng cộng 56 dự án FDI với số vốn đăng ký là 1.693,40 triệu USD, vốn thực hiện là 164,47 triệu USD, tỷ lệ giải ngân 9,7%, VĐK/dự án đạt 30,24 triệu USD và VTH/dự án đạt 2,94 triệu USD.

Theo hình thức đầu tư, trong số 56 dự án FDI kể trên có 6 hợp đồng hợp tác kinh doanh, 16 dự án liên doanh và 34 dự án 100% vốn nước ngoài. Sự vượt trội của loại hình đầu tư 100% vốn nước ngoài thể hiện nhà đầu tư ngày càng tin cậy và an tâm hơn khi đầu tư vào địa bàn tỉnh, điều có thể được giải thích bằng việc môi trường đầu tư tại Nghệ An đã trở nên thông thoáng và cởi mở hơn, và một phần là do những dự án FDI kể trên phần lớn có quy mô nhỏ nên nhà đầu tư không phải chịu quá nhiều rủi ro.

Theo địa điểm đầu tư, các dự án FDI vào tỉnh Nghệ An phần lớn được thực hiện ở ngoài các KKT và KCN với 44 dự án, tuy nhiên các dự án này lại có vốn đăng ký thấp, quy mô tương đối nhỏ. Trong khi đó, các KKT và KCN chỉ sở hữu

12 dự án FDI nhưng các dự án lại có quy mô lớn (dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobe với VĐK 1 tỷ USD tại KCN Đông Hồi, dự án nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử BSE với VĐK 30 triệu USD tại KKT Đông Nam…) Sự khác biệt này là do các KKT và KCN có mặt bằng lớn hơn, cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn, trình tự giải quyết các thủ tục nhanh chóng hơn, các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư cũng hấp dẫn hơn.

Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An

Theo lĩnh vực đầu tư, cơ cấu đầu tư giữa các ngành kinh tế của tỉnh khá mất cân đối. Ngành công nghiệp chế biến, gia công nhận được sự quan tâm lớn nhất từ các nhà đầu tư với 32 dự án (toàn bộ 5 dự án được cấp phép vào năm 2013 đều thuộc lĩnh vực này). Nông – Lâm – Ngư nghiệp thu hút được 7 dự án và đây cũng là con số của Thương nghiệp. Có 6 dự án FDI đầu tư vào Công nghiệp khai thác mỏ, trong khi Giáo dục và Đào tạo, Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng đều thu được 2 dự án cho mỗi lĩnh vực. Nhìn chung, trọng điểm đầu tư vào công nghiệp chế biến và gia công đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo đúng định hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Bảng 2.4: Thu hút FDI theo lĩnh vực đầu tư tại Nghệ An lũy kế đến 31/12/2013 Lĩnh vực dự ánSố Tổng vốn đăng ký(triệu USD) hiện (triệu USD)Tổng vốn thực

Công nghiệp chế biến, gia

công 32 1.158,12 33,29

Nông-Lâm-Ngư nghiệp 7 163,91 95,5

Thương nghiệp 7 46,98 22,23

Công nghiệp khai thác mỏ 6 14,01 11,00

Giáo dục và đào tạo 2 0,38 0,14

Hoạt động phục vụ cá nhân

và cộng đồng 2 310,00 2,31

Tổng 56 1693,40 164,47

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2013

Theo đối tác đầu tư, hiện nay trong danh mục đối tác nước ngoài của Nghệ An đã có sự góp mặt của 14 quốc gia, trong đó phần lớn là các nước châu Á lân cận với Việt Nam, trái ngược là sự hạn chế đến từ các nước châu Âu và Châu Mỹ. Cụ thể, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước có nhiều dự án được cấp phép nhất với 16 và 13 dự án. Nhật Bản mặc dù chỉ thực hiện 3 dự án FDI nhưng tổng vốn đầu tư lại vượt trội hoàn toàn so với các quốc gia khác.

Bảng 2.5: Thu hút FDI theo đối tác đầu tư tại Nghệ An lũy kế đến 31/12/2013 Nước dự ánSố (triệu USD)VĐK Nước dự ánSố

VĐK(triệu (triệu USD) Lào 1 1,00 Hồng Kông 1 8,94 Singapore 1 1,70 Hà Lan 2 29,80 Canada 1 3.50 Ấn Độ 2 8,00 Đức 1 13,8 Nhật Bản 3 1098,00 Pháp 1 19,00 Thái Lan 5 56,20

Australia 1 50,00 Đài Loan 5 69,10

Anh 1 90,00 Trung Quốc 13 137,60

Hàn Quốc 15 106,76

Tổng 56 dự án FDI với tổng VĐK 1.693,40 triệu USD

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2013

2.3. Hiệu quả sử dụng FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An2.3.1. Hiệu quả kinh tế 2.3.1. Hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 44)