Dân số, giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 33)

c. Hiệu ứng cụm (Clustering Effect)

2.1.2. Dân số, giáo dục và đào tạo

Tính đến cuối năm 2013, Nghệ An là địa phương đông dân thứ tư toàn quốc với 2,978 triệu người, chỉ xếp sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hóa. Tuy dân số đông nhưng với diện tích đất rộng lớn, mật độ dân số Nghệ An chỉ ở mức 181 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình cả nước (271 người/km2 cùng vào năm 2013). Mặc dù vậy, dân cư Nghệ An phân bố không đồng đều: dân số tập trung cao ở vùng thành thị (2.979 người/km2 ở TP. Vinh) và rất thưa thớt ở vùng miền núi phía Tây (25 người/km2 tại huyện Tương Dương)

Với dân số đông, kết cấu dân số trẻ và tỷ lệ tăng tự nhiên cao (khoảng 13,5%), Nghệ An có nguồn lao động hết sức dồi dào. Vào năm 2013, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên có tới 1,92 triệu người, trong đó hơn 1,8 triệu người có việc làm, tỷ lệ thất nghiệp chỉ khoảng 1,12%. Nhân lực chủ yếu vẫn là lao động phổ thông (khoảng 80%); lao động đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm khoảng 4% tổng lao động toàn tỉnh.

Là miền đất có truyền thống hiếu học, Nghệ An rất coi trọng công tác giáo dục và đào tạo. Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành chương trình xóa mù chữ, phổ cập giáo dục cấp tiểu học và trung học cơ sở, giáo dục phổ thông được coi trọng và phát triển. Theo thống kê năm 2013, tỉnh Nghệ An có 76 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề, trong đó có 5 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 61 trung tâm dạy nghề phân bố ở khắp các huyện, thành, thị trong tỉnh. Tỷ lệ lao động được đào tạo đạt đến 36% so với tổng số lực lượng lao động, trong đó đào tạo nghề khoảng 25% (Niên giám thống kê Nghệ An, 2014).

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w