được hiệu quả cao. Ngược lại, khi môi trường kinh tế thế giới bất ổn, xảy ra tình trạng lạm phát quá cao hoặc suy thoái trầm trọng, hoạt động đầu tư FDI khó có thể được tiến hành suôn sẻ.
Đặc biệt, ở môi trường thế giới, xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI quốc tế thường có tác động lớn tới quyết định của các nhà đầu tư. Những vùng kinh tế phát triển năng động thường là nơi hội tụ của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việc nằm trong một khu vực như vậy sẽ là điểm cộng rất lớn của các quốc gia trong mắt các nhà đầu tư.
b. Chiến lược đầu tư, tiềm lực tài chính, năng lực kinh doanh của các nhà đầu tưnước ngoài nước ngoài
Chiến lược đầu tư là tác nhân bao trùm tới hành vi đầu tư và thực hiện sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chiến lược đầu tư được xây dựng trên cơ sở tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của nhà đầu tư đó. Khả năng tài chính sẽ giới hạn phạm vi, quy mô của dự án FDI cả về không gian lẫn thời gian, còn năng lực kinh doanh sẽ đảm bảo tính hiệu quả của dự án, tác động trực tiếp đến quyết định rút khỏi thị trường hay tiếp tục mở rộng đầu tư của nhà đầu tư.
Trong hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cũng cần ý thức rõ việc phải trung thực trong việc tường trình chiến lược đầu tư và tiềm lực tài chính của bản thân tới chính quyền nước tiếp nhận đầu tư. Sự chính xác và minh bạch này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía cũng như sự công bằng đối với các nhà đầu tư khác.
Trong hoạt động đầu tư, chủ đầu tư cũng cần ý thức rõ việc phải trung thực trong việc tường trình chiến lược đầu tư và tiềm lực tài chính của bản thân tới chính quyền nước tiếp nhận đầu tư. Sự chính xác và minh bạch này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho cả hai phía cũng như sự công bằng đối với các nhà đầu tư khác. bó chặt chẽ giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều nghiên cứu cho thấy hành vi đầu