Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, xã hội và kinh tế tỉnh Nghệ An 1 Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 32)

c. Hiệu ứng cụm (Clustering Effect)

2.1.Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, xã hội và kinh tế tỉnh Nghệ An 1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây chung 419 km đường biên giới trên bộ với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Thái Bình Dương với 82 km đường bờ biển. Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanma – Thái Lan – Lào – Việt Nam – Biển Đông, nằm trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch Vinh – Luangprabang – Viêng Chăn – Băng Cốc). Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa với cả nước và các nước khác trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc (UBND tỉnh Nghệ An, 2011, tr.7).

- Đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu: Nghệ An có diện tích tự nhiên là 16.490,25 km2, trong đó hơn 80% diện tích là vùng đồi núi. Tỉnh có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối. Nhìn chung, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, với ba vùng sinh thái rõ rệt: miền núi, trung du, đồng bằng ven biển. Đất đai Nghệ An chủ yếu thuộc hệ feralit khá nghèo chất dinh dưỡng, tuy nhiên vẫn có đất phù sa thích hợp với canh tác cây lúa nước và hoa màu (163.202 ha) và đặc biệt là đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất phù hợp để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả (433.357 ha). Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa; có hiện tượng đặc thù là gió phơn Tây Nam khô nóng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm (UBND tỉnh Nghệ An, 2011, tr.8).

- Tài nguyên thiên nhiên: Nghệ An là địa phương rất mạnh về tài nguyên rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh đứng đầu cả nước với 907.325,45 ha, chứa đựng nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc cùng hệ sinh thái rất đa dạng với 986 loài thân gỗ và 241 loài động vật. Bên cạnh đó, tài nguyên biển của địa phương cũng rất đáng kể với đường bờ biển kéo dài 82 km, diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông, trữ lượng hải sản khoảng 80.000 tấn, cho phép khai thác 35-37 nghìn tấn/năm, cùng với đó là nhiều bãi biển đẹp và hấp dẫn như Cửa Lò, Nghi Thiết… Tài nguyên khoáng

sản của tỉnh khá đa dạng nhưng trữ lượng nhỏ và chất lượng không cao, trừ tài nguyên đá. Nguồn đá vật liệu xây dựng có trên địa bàn nhiều huyện, mang tính tập trung cao; các mỏ đá quý như hồng ngọc, ngọc bích có chất lượng tốt, tập trung ở hai huyện miền núi Quỳ Hợp và Quỳ Châu (UBND tỉnh Nghệ An, 2011, tr.15).

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 32)