Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An a Giai đoạn 1992 –

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 42)

c. Hiệu ứng cụm (Clustering Effect)

2.2.2.Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Nghệ An a Giai đoạn 1992 –

a. Giai đoạn 1992 – 2000

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khóa VIII thông qua vào năm 1987, nhưng hoạt động thu hút FDI chỉ thực sự bắt đầu ở Nghệ An vào năm 1992 với Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An với đối tác Đài Loan có tổng vốn đầu tư là 0,52 triệu USD. Đến năm 1996, có 2 dự án lớn đến từ nhà đầu tư Anh (British Virgin Islands) và Hà Lan (Shell Bitumen) với tổng vốn đầu tư lên tới 100 triệu USD. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 khiến tình hình thu hút FDI tại Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trở nên khá ảm đạm. Từ năm 1997 đến năm 2000, Nghệ An chỉ thu hút thêm 2 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,12 triệu USD.

Bảng 2.1: Số dự án, VĐK, VTH của cả nước và Nghệ An giai đoạn 1992 - 2000 Chỉ tiêu Số dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) VĐK/dự án (triệu USD) VTH/dự án (triệu USD) Cả nước 3.344 45.624,2 16.241,2 13,64 4,85 Nghệ An 5 106,64 102 21,328 20,4 Tỷ trọng (%) 0,15 0,23 0,6

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Trong giai đoạn này, số lượng dự án FDI thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất ít, đặc biệt khi so sánh tương quan với số lượng tổng dự án toàn quốc, nhưng chất lượng các dự án lại khá cao khi tỷ lệ giải ngân lên tới 95%, chỉ tiêu vốn đăng ký/dự án lẫn vốn thực hiện/dự án đều vượt trội so với mức trung bình chung cả nước.

Dự án FDI tiêu biểu

Công ty liên doanh Mía đường Nghệ An Tate&Lyle: British Virgin Islands là tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nước giải khát. Tập đoàn Anh Quốc này bắt đầu đầu tư vào Nghệ An từ ngày 03/02/1996, với giấy chứng nhận đầu tư số 1486 cho dự án Công ty liên doanh Mía đường Nghệ An Tate&Lyle (NAT&L). Với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, vốn điều lệ 40 triệu USD, công suất khởi điểm 6.000 tấn mía/ngày (sau đó tăng lên 8.750 tấn mía/ngày), NAT&L được đánh giá là một trong những nhà máy sản xuất mía đường lớn và thành công nhất của Việt Nam. Bên cạnh việc thực hiện sản xuất kinh doanh có hiệu quả,

NAT&L đã góp công lớn trong việc tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương tại vùng Phủ Quỳ, huyện Quỳ Hợp. Vùng mía nguyên liệu Phủ Quỳ gắn với NAT&L được ra đời năm 1998; kể từ đó đến nay, qua hơn 15 năm sản xuất, Phủ Quỳ đã trở thành vùng có diện tích mía nguyên liệu lớn nhất tỉnh. Đến ngày 09/11/2013, NAT&L đã thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu sang tập đoàn TH – đơn vị hoạt động trong ngành chế biến sữa tại việt Nam và chính thức đổi tên thành Công ty THHH Mía đường Nghệ An (NASU) (Hiệp hội Mía đường Việt Nam).

b. Giai đoạn 2001 – 2005

Cột mốc đáng chú ý trong giai đoạn 2001 – 2005 đối với công tác thu hút đầu tư FDI là việc Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổi và bổ sung vào năm 2000, trong đó liệt kê cụ thể danh mục các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư (sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản; xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục và thể thao…) cũng như đề cập đến lĩnh vực đầu tư có điều kiện và lĩnh vực không được đầu tư.

Trên cấp độ địa phương, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 34/2001/QĐ-UBND ngày 10/4/2001 về việc bạn hành một số cơ chế, chính sách phát huy nội lực để thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 86/2002/QĐ-UBND ngày 27/9/2002 quy định các chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 112/2003/QĐ-UBND ngày 29/12/2003 về việc ưu đãi cho các nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ba quyết định này, cùng với sự đi vào hoạt động của KCN Bắc Vinh (được thành lập năm 1998), KCN Nam Cấm (được thành lập năm 2003) đã giúp môi trường đầu tư của Nghệ An hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó, công tác thu hút FDI của tỉnh đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là về chỉ tiêu số lượng dự án thu hút được.

Mặc dù dự án FDI vào Nghệ An đã có tiến bộ về mặt số lượng nhưng chất lượng các dự án giai đoạn 2001 – 2005 lại suy giảm rõ rệt so với giai đoạn 1992 - 2000. Bước qua hai thời kỳ, tỷ lệ giải ngân dự án FDI tại Nghệ An giảm từ 95% xuống còn 61%, quy mô trung bình về vốn đăng ký và vốn thực hiện cũng suy giảm nghiêm trọng, xuống còn 2,32 triệu USD/dự án và 1,42 triệu USD/dự án. Do đó, đóng góp của Nghệ An vào công tác thu hút FDI của cả nước cũng rất thấp. Có thể

thấy, tình hình thu hút FDI tại Nghệ An giai đoạn này thực sự gặp vấn đề khi hầu hết các dự án FDI thu hút được đều có hiệu quả giải ngân không cao, quy mô vốn đầu tư nhỏ.

Bảng 2.2: Số dự án, VĐK, VTH của cả nước và Nghệ An giai đoạn 2001 – 2005 Chỉ tiêu Số dự án (triệu USD)VĐK (triệu USD)VTH VĐK/dự án(triệu USD) VTH/dự án(triệu USD)

Cả nước 4326 23.568,9 16.241,2 5,45 3,75

Nghệ An 11 25,59 15,71 2,32 1,42

Tỷ trọng (%) 0,25 0,10 0,09

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư Sở Kế hoạch & Đầu tư Nghệ An Niêm giám thống kê Việt Nam và Nghệ An

Dự án FDI tiêu biểu

Công ty TNHH sản xuất bật lửa ga Trung Lai: là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, do Công ty Gladstrong Investments Ltd. (Hồng Kông) đầu tư vào Nghệ An, thành lập theo giấy phép đầu tư số 04/GP-NA ngày 16/04/2003 do UBND tỉnh Nghệ An cấp. Vốn đăng ký của dự án là 2 triệu USD, vốn điều lệ là 1,3 triệu USD. Công ty đi vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu từ thàng 6 năm 2003, hiện công suất của nhà máy là 1,5 tỷ chiếc/năm (Ban quản lý KKT Đông Nam, 2013).

Công ty TNHH Một thành viên Khoáng sản Omya Việt Nam: là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với chủ đầu tư Hàn Quốc, được thành lập theo giấy phép đầu tư số 03/GP-KCN-NA ngày 20/02/2005 do Ban Quản lý các KCN Nghệ An cấp. Vốn đăng ký của dự án là 4 triệu USD, vốn điều lệ là 2,5 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, công ty đã đi vào hoạt động và đạt công suất 80.000 tấn/năm (Ban Quản lý KKT Đông Nam, 2013).

c. Giai đoạn 2006 – 2013

Bước sang thời kỳ mới, tình hình kinh tế vĩ mô toàn quốc có nhiều thay đổi, đáng chú ý nhất là sự ra đời của Luật Đầu tư 2005 và sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Những chuyển biến này đã giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế quốc tế, môi trường đầu tư quốc gia cũng trở nên thông thoáng hơn, bình đẳng hơn… Lượng FDI đổ vào thị trường Việt Nam cũng theo đó mà tăng lên đáng kể.

Hòa vào làn sóng tăng trưởng mạnh mẽ của cả nước, Nghệ An cũng tích cực triển khai các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 về một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 117/2007/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 và 83/2009/QĐ-UBND ngày 04/9/2009 về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng KCN nhỏ… Bên cạnh đó, công tác xây dựng và phát triển các KKT và KCN cũng được đẩy mạnh, trong đó phải kể đến sự thành lập KKT Đông Nam (2007), KCN Hoàng Mai (2006), KCN Đông Hồi (2007)… Những diễn biến này đã mang lại hiệu quả nhất định đối với thành tích thu hút FDI của Nghệ An.

Từ năm 2006 đến năm 2013, Nghệ An thu hút được 40 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1.561 triệu USD, vốn thực hiện đạt 46,76 triệu USD, tỷ lệ giải ngân chỉ đạt 3%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giải ngân của cả nước là 38%. Trong thời kỳ này, năm 2010 là năm thành công nhất của công tác thu hút FDI vào Nghệ An khi có 9 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký lên tới 1.342,68 triệu USD.

So với thời kỳ trước đó, Nghệ An đã có những bước tiến lớn trong công tác thu hút FDI, đặc biệt là về số lượng dự án và tổng vốn đăng ký. Tuy nhiên, chỉ số vốn thực hiện vẫn còn thấp, phần lớn là do dự án nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco với vốn đăng ký 1 tỷ USD chỉ mới nhận cấp phép chứ chưa triển khai trên thực tế. Nhìn chung, dù đã thể hiện được những nét khởi sắc nhưng tình hình thu hút FDI tại Nghệ An vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

Dự án FDI tiêu biểu

Công ty TNHH Sắt xốp Kobelco Việt Nam (KINV): KINV là công ty con 100% vốn của Tập đoàn thép Kobe Steel Ltd. - một trong những Tập đoàn sản xuất thép lớn nhất tại Nhật Bản, được thành lập tại KCN Hoàng Mai, Nghệ An theo giấy phép đầu tư số 27122000002 ngày 08/04/2010 do UBND tỉnh Nghệ An cấp. Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco có tổng mức đầu tư 1 tỷ USD, công suất dự tính đạt 2 triệu tấn/năm (Ban Quản lý KKT Đông Nam, 2013).

Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam: là công ty 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn BSE Hàn Quốc, được thành lập tại KCN Nam Cấm, Nghệ An với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD theo giấy phép đầu tư số 272204300078 do UBND tỉnh

Nghệ An cấp. Hoạt động trong lĩnh vực điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học, công ty là đối tác cung cấp linh kiện điện tử cho các hãng điện tử nổi tiếng như Samsung Electronics và LG Electronics (Ban Quản lý KKT Đông Nam, 2013).

Bảng 2.3: Số dự án, VĐK, VTH của cả nước và Nghệ An giai đoạn 2006 – 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm

Số dự án Vốn đăng ký(triệu USD) Vốn thực hiện(triệu USD)

Cả nước Nghệ An Tỷ trọn g (%) Cả nước NghệAn Tỷ trọn g (%) Cả nước Ngh ệ An Tỷ trọn g (%) 2006 987 3 0,30 12.004,5 21,75 0,18 4.100,4 3,40 0,08 2007 1.544 4 0,26 21.348,8 65,91 0,31 8.034,1 8,74 0,11 2008 1.171 5 0,42 71.726,8 27,06 0,04 11.500,2 0,94 0,01 2009 1.208 4 0,33 23.107,5 11,89 0,05 10.000,5 1,00 0,01 2010 1.237 9 0,73 19.886,8 1.342,68 6,75 11.000,3 22,21 0,2 2011 1.191 4 0,33 15.618,7 36,20 0,23 11.000,1 5,80 0,05 2012 1.287 6 0,46 16.358,0 34,60 0,21 10.046,6 2,85 0,03 2013 1.503 5 0,33 22.352,2 21,08 0,09 11.500,0 1,82 0,016 Tổn g 10.12 8 40 0,4 202.403,3 1.561,17 0,77 77.182,2 46,76 0,06

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư

Một phần của tài liệu Tình Hình Thu Hút Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Trên Địa Bàn Tỉnh Nghệ An (Trang 38 - 42)