0
Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Hiệu quả hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỂU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 45 -51 )

VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.4 Hiệu quả hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long

khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long

- Kết quả hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long.

Trong những năm gần đây,mặc dù chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, cũng như cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng, nhưng ACB Thăng Long đã đạt được những thành công đáng kể trong hoạt động tín dụng nói chung và trong hoạt động cho vay cá nhân nói riêng. ACB Thăng Long xứng đáng là đơn vị điển hình của hệ thống ngân hàng duy nhất ở Việt Nam đạt 6 giải thưởng Ngân hàng tốt nhất năm 2009. Đóng góp không nhỏ vào kết quả của ACB Thăng Long là hoạt động cho vay cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh.

* Xét về mặt định tính

Nhìn chung các khoản vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh ở ACB Thăng Long đều có đáng khích lệ. Về mặt luật pháp, tất cả các khoản vay đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật, các quy chế tín dụng của ACB. Những năm gần đây, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng bộc lộ nhiều bất ổn, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh chung của cá nhân và doanh nghiệp, điều này tác động không nhỏ đến tình hình kinh doanh của ACB Thăng Long. Khi khách hàng sử dụng vốn có hiệu quả thì khả năng thu nợ của ACB Thăng Long được tăng lên, và ngược lại, khi công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều rủi ro, thì nguy cơ mất vốn và lãi của ACB Thăng Long là rất lớn. Mặc dù vậy, với sự khách quan và chính xác ngay từ khâu thẩm định khách hàng, sự nghiêm túc trong quá trình giải ngân và kiểm tra thì ACB Thăng Long đã hạn chế được khá nhiều rủi ro từ việc sử dụng vốn của khách hàng.

ACB Thăng Long luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tốt nhất theo ba tiêu chí : Nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ. Sự kết hợp của hai mảng huy động vốn và cho vay đã tạo điều kiện cho các hoạt động ACB Thăng Long diễn ra nhanh chóng thuận lợi.

* Xét về mặt định lượng.

Đánh giá theo khả năng sinh lời : Doanh từ hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh đối vối khách hàng cá nhân : ta có bảng so sánh doanh thu và dư nợ hoạt động cho vay chung của ACB Thăng Long và doanh thu, dư nợ hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân

Bảng 5 : Doanh thu và dư nợ của ACB Thăng Long năm 2007-2009

Đơn vị : Triệu VND

Chỉ tiêu Doanh thu Dư nợ

Năm Cho vay CV SXKD CN Tỉ trọng Cho vay CV SXKD CN Tỉ trọng 2007-2008 123.038 18.088 14.70% 1.293.328 201.927 15.61% 2009 200.914 24.027 11.96% 2.380.002 298.409 12.54% Tốc độ tăng trưởng 32,8% 47,8%

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Qua bảng ta thấy rằng doanh thu và dư nợ của hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD không ngừng tăng trưởng trong giai đoạn 2007-2009. Doanh thu cho vay năm 2009 đã tăng 5,939 tỷ VND so với năm 2007-2008, tức là tăng hơn 24%. Tuy nhiên tỉ trọng doanh thu cho vay KHCN mục đích SXKD trong tổng doanh thu từ hoạt động cho vay của chi nhánh đã giảm gần 3%. Điều này có thể được lý giải là do sự biến động của nền kinh tế những năm gần đây, sự thay đổi lãi suất cũng như các chính sách tiền tệ của chính phủ đã tác động mạnh đến hoạt động SXKD của đối tượng KHCN. Đặc trưng của KHCN là đông nhưng khả năng tài chính yếu, do đó sẽ là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên của các biến động kinh tế. Điều này cũng làm cho dư nợ cho vay KHCN năm 2009 tuy có tăng gần 10 tỷ đồng so với năm 2008, tức là tăng khoảng 30%, nhưng tỉ trọng dư nợ của sản phẩm này trong tổng dư nợ cho vay của ACB Thăng Long lại giảm 3%.

Biểu 2: Doanh số và dư nợ hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD 2007 - 2009

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Tuy vậy vẫn không thể phủ nhận rằng hiệu quả cho vay KHCN mục đích SXKD tăng một cách rõ rệt, điều này có thể thấy rõ khi so sánh doanh số và dư nợ theo thời gian. Nguyên nhân là do nền kinh tế thị trường đang phát triển, việc sản xuất kinh doanh nhờ đó cũng được đầu tư hơn, các loại hình đầu tư sản xuất kinh doanh đa dạng, đã cuốn hút một lượng rất lớn khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân nhỏ.

Nắm bắt được xu thế này, ACB Thăng Long đã có những chiến lược kinh doanh hợp lý, biểu lãi suất được điều chỉnh liên tục để phù hợp với từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng. Nhờ đó hiệu quả cho vay đã được nâng cao một cách đáng kể.

Hiệu quả cho vay KHCN mục đích SXKD mà chi nhánh đạt được còn do số lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng. Năm 2007-2008 do chi nhánh mới

thành lập, khả năng nắm bắt nhu cầu và địa bàn còn hạn chế, nên số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm này còn thấp, chỉ khoảng 80-100. Tuy nhiên, trong năm 2009, với chiến lược tăng cường hoạt động của PFC và sự đầu tư đúng mức cho việc quảng bá, marketing, số lượng khách hàng đã tăng lên nhanh chóng, lên khoảng hơn 150 khách hàng.Số lượng khách hàng tăng trong khi vẫn bảo đảm được quy trình thẩm định cho vay, điều đó thể hiện sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ, cũng như chiến lược kinh doanh hợp lý của ban giám đốc của ACB Thăng Long.

Bảng 6 : Cơ cấu dư nợ của KHCN mục đích SXKD

Đơn vị : Triệu đồng

Năm 2007-2008 2009

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Kinh doanh, dịch vụ 133.676 66.2% 221.718 74.3%

Sản xuất nhỏ 51.289 25.4% 59.980 20.1%

Các phương án kinh doanh khác 16.962 8.4% 16.711 5.6% Tổng dư nợ cho vay KHCN

SXKD 201.927 100.0% 298.409 100.0%

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Trong hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD, chiếm tỉ trọng lớn vẫn là vay để kinh doanh dịch vụ như mở rộng việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn…Tỉ trọng của nhóm khách hàng này chiếm 66,2% (năm 2007 -2008) và tăng lên 74,3% (năm 2009) tổng dư nợ của cho vay KHCN mục đích SXKD. Sở dĩ có điều này là do điều kiện địa bàn của chi nhánh là vùng trung tâm, có nhiều hạn chế để có thể thực hiện các công việc sản xuất như thiếu mặt bằng, các quy định của Nhà nước về thực hiện sản xuất trong khu vực đô thị… Mặt khác, do mức sống của dân cư cao, mật độ dân cư đông đúc, lại là khu vực có nhiều yếu tố để phát triển du lịch, do đó đã hình thành thị trường tiềm năng cho các loại hình dịch vụ như ăn uống, khách sạn, kinh doanh buôn bán… Ngoài ra kinh doanh dịch vụ cũng là hoạt động quay vòng vốn nhanh, rủi ro thấp, nên đảm bảo cho việc thu nợ vay của ngân hàng, giảm bớt rủi ro.

Tuy vậy, chú trọng cho vay cùng một nhóm ngành sẽ làm cho sự cạnh tranh trong nhóm ngành đó tăng cao, mặt khác, nếu có biến động ở nhóm ngành

ấy thì sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân hàng. Do đó ngân hàng cần phải đa dạng hóa nhóm ngành cho vay, đảm bảo một tỷ trọng hợp lý để tránh rủi ro cho ngân hàng.

Bảng 7 : Cơ cấu cho vay KHCN mục đích SXKD theo thời hạn :

Đơn vị : Triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2007-2008 Năm 2009

Dư nợ Tỉ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Ngắn hạn 69.261 34,3% 115.783 38,8%

Trung và dài hạn 132.666 65,7% 182.626 61,2% Tổng dư nợ cho vay KHCN

mục đích SXKD 201.927 100,0% 298.409 100,0%

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Ta thấy rằng cho vay KHCN mục đích SXKD thường có thời hạn dài, bởi vì các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh phải mất thời gian dài mới có thể thu hồi được vốn, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn có biến động nhỏ theo thời gian, cụ thể là giảm 4% từ 65,7% (năm 2007-2008) xuống còn 61,2% ( năm 2009). Các khoản vay ngắn hạn thường là khách hàng kinh doanh cần vốn để nhập hàng và tiêu thụ trong năm. Nguyên nhân của sự biến động tỷ trọng cơ cấu thời hạn vay có thể là do ngân hàng tập trung cho khách hàng kinh doanh vay. Bởi vì các khoản vay ngắn hạn sẽ có rủi ro thấp hơn, đảm bảo việc thu hồi vốn cho ngân hàng, các khoản vay dài hạn có rủi ro cao, và chi phí theo dõi, quản lý khoản vay lớn do phải theo dõi trong một thời gian dài. Sự chuyển biến này được đánh giá là tích cực, hạn chế được rủi ro, giảm chi phí và dẫn đến tăng doanh thu cho ngân hàng, thế hiện sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh của ACB Thăng Long.

Tỷ trọng vay trung và dài hạn còn lớn, luôn ở mức trên 60%, điều này là một nguy cơ cho ngân hàng, vì thế ngân hàng cần điều chỉnh tỷ trọng này theo hướng giảm các khoản vay trung và dài hạn, ưu tiên các khoản vay ngắn hạn nhằm tăng hiệu quả cho vay.

* Đánh giá theo khả năng quản lý rủi ro.

Bảng 8 : Nợ quá hạn của hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD :

Đơn vị : Triệu VND

Chỉ tiêu\Năm 2007-2008 2009

Nợ quá hạn 120 487

Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 0.06% 0.16%

Dự phòng rủi ro 135 630

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Ta thấy rằng nợ quá hạn tăng theo thời gian, năm 2009 nợ quá hạn tăng gấp 3 lần so với 2008 từ 120 triệu lên 487 triệu, tỉ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ cũng tăng từ 0.06% lên 0.16%. Lý do là vì hoạt động cho vay sản phẩm này được mở rộng, tăng lên cả về quy mô lẫn số lượng, nên chắc chắn nợ quá hạn tăng lên là không thể tránh khỏi. Mặt khác do khủng hoảng kinh tế tác động mạnh lên toàn bộ nền kinh tế nước ta, nên các yếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh của khách hàng vì thế cũng bị tác động, ví dụ như giá điện, nước.. tăng, dẫn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, khủng hoảng kinh tế còn ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và dịch vụ, làm cho doanh thu từ các hoạt động này sụt giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên nếu chỉ đánh giá rủi ro qua tỷ lệ nợ quá hạn là chưa chính xác, cần phải căn cứ vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn có thể thu hồi. Một món vay quá hạn nhưng theo đánh giá vẫn còn có thể thu nợ từ khoản vay này thì món vay này vẫn có thể thu hồi. Việc đánh giá này được thực hiện qua hoạt động kiểm tra giám sát của nhân viên tín dụng, tại ACB Thăng Long, việc theo dõi đánh giá khoản vay là công việc của PFC. PFC chịu trách nhiệm theo dõi khoản vay từ lúc bắt đầu lập hồ sơ đến khi hoàn tất thủ tục thu nợ và tất toán khoản vay. Điều này bảo đảm khoản vay được theo dõi thường xuyên và khách quan. Theo báo cáo của phòng tín dụng cá nhân, thì tỷ lệ nợ quá hạn có thể thu hồi được của chi nhánh luôn ở mức trên 85%. Đây là một tỷ lệ tương đối tốt, nhưng cần phải được nâng cao hơn nữa nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng và tăng hiệu quả cho vay.

Cùng với việc tăng dư nợ cho vay thì khoản dự phòng cũng phải tăng lên 135 triệu năm 2008 lên 630 triệu năm 2009. Các khoản dự phòng này sẽ giúp ngân hàng chống đỡ được khi tình huống xấu xảy ra. Ví dụ khi khách hang không trả được nơ, hoặc tài sản đảm bảo không đủ bù đắp cho khoản vay, thì ngân hàng sẽ trích khoản dự phòng để bù đắp rủi ro. Khi dư nợ cho vay tăng lên thì khoản dự phòng tăng thêm là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa với tình hình tài chính có nhiều biến động như hiện nay thì dự phòng là khoản không thể thiếu đối với khoản tín dụng nhiều, và đối tượng khách hàng vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro này.

Khi so sánh nợ quá hạn và dự phòng ta có thể rút ra nhận xét rằng nợ quá hạn của chi nhánh không hoàn toàn là nợ xấu khó thu hồi, vì dự phòng rủi ro căn cứ vào từng nhóm nợ, và dự phòng rủi ro thấp đồng nghĩa với việc nợ quá hạn được khách hàng chi trả sớm. Tuy nhiên ngân hàng cũng đưa ra mức dự phòng phù hợp vì nếu khoản dự phòng ít quá sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi gặp khó khăn, còn nếu ngân hàng dự phòng quá nhiều sẽ làm mất cơ hội cho những khoản đầu tư khác. Việc dự phòng một khoản hợp lý là một nhân tố quan trọng thúc đẩy ngân hàng tăng hiệu quả cho hoạt động cho vay của mình.

Đối với khoản vay của cá nhân, do rủi ro nhiều nên ngân hàng thường yêu cầu khách hàng có tài sản đảm bảo. Tài sản đảm bảo của khách hàng thường là : quyền sử dụng đất, căn hộ, sổ lương,…Khách hàng muốn vay vốn của ngân hàng thường phải có tài sản đảm bảo khoản cho vay được thu hồi. Nhưng đối với những dự án, phương án sản xuất kinh doanh tốt, ngành nghề kinh doanh tốt thì ngân hàng vẫn có thể cho vay bằng đảm bảo của bên thứ ba. Tuy nhiên việc thu hồi nợ với khoản đảm bảo này thường khó khăn và rủi ro mất vốn cao, nên ngân hàng không khuyến khích nhiều.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỂU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH (Trang 45 -51 )

×