Kết quả kinh doanh của ACB Thăng Long trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 33 - 39)

VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1.3. Kết quả kinh doanh của ACB Thăng Long trong những năm gần đây

Mới chỉ thành lập được hơn hai năm nhưng nhờ vào chiến lược quảng bá hình ảnh cùng với phong cách phục vụ chăm sóc khách hàng tận tình chu đáo đã thu hút được sự quan tâm của người dân ,doanh nghiệp trên địa bàn hà nội và các địa phương lân cận,số lượng mở tài khoản tại chi nhánh tăng lên đáng kể.

Ngân hàng mới đi vào hoạt động ngày 06/06/2007 do đó mà doanh thu của ngân hàng 6 tháng cuối năm 2007 nhỏ hơn so với chi phí thực tế mà chi nhánh bỏ ra để đầu tư phục vụ hoạt động của chi nhánh, khoản lỗ được giải thích bởi nguyên nhân sau: mới đi vào hoạt động ngân hàng phải đầu tư mới vào tài sản cố định (mua sắm thiết bị ,bàn ghế,…) con số đầu tư lớn hơn so với doanh thu trong 6 tháng cuối năm 2007. Mảng kinh doanh chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay nhưng số lượng khách hàng chưa nhiều trong khi những mảng kinh doanh dịch vụ khác (hoạt động thanh toán ,bảo lãnh,kinh doanh ngoại hối,…) chưa thực sự khởi động.

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ACB Thăng Long 2007-2009 Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu 2007-2008 2009 1. Nguồn vốn 480.193 1.115.109 - Không kỳ hạn 200.102 512.492 - Có kỳ hạn < 12 tháng 254.203 512.578 - Có kỳ hạn > 12 tháng 25.888 90.039 2. Dư nợ 1.293.328 2.380.002 - Ngắn hạn 912.303 1.483.241 - Trung và dài hạn 381.025 896.761 3. Nợ quá hạn 123 610 4. Kết quả Tài chính - Tổng thu 142.124 310.943 - Tổng chi 130.102 259.712 - Thu nhập thuần 12.022 51.231

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Qua bảng trên ta thấy so với cuối năm 2008, các chỉ tiêu năm 2009 có sự thay đổi như sau :

Nguồn vốn năm 2009 tăng 132%, tức là tăng 634,916 tỷ đồng Dư nợ năm 2009 tăng 84,02%, tức là tăng 1.086,674 tỷ đồng

Với định hướng là một ngân hàng TMCP đa năng ACB đã triển khai các sản phẩm và dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, các tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng bằng cả ngoại tệ và nội tệ, công tác phát triển khách hàng theo hướng công nghiệp hoá: hình thành khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân, để tận dụng mọi khả năng kinh doanh, khai thác lợi thế khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Trong hoạt động huy động vốn thì nguồn tiền gửi có kỳ hạn có quy mô và tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn, nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng đối với ngân hàng vì nó có tính ổn định cao giúp cho ngân hàng xác định được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả nhưng nguồn vốn này lại có chi phí huy động cao đòi hỏi chi nhánh phải có chiến lược huy động và sử dụng nguồn vốn hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.

Công tác huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan và có đóng góp hết sức quan trọng vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thăng Long và của ACB nói chung.

Năm 2009 mặc dù chịu ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu nhưng tổng nguồn vốn huy động được của ACB không giảm đi so với năm 2008.

+Năm 2008 huy động được 480 tỷ đồng +Năm 2009 huy động được 1.115 tỷ đồng

Để đạt được kết quả trên ACB Thăng Long luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,duy trì một biểu lãi suất linh hoạt, đa dạng về kỳ hạn và phong phú về hình thức.

Bảng 2 : Kết quả về huy động vốn (Triệu VND)

Chỉ tiêu 2007-2008 2009

1.Tiền gửi thanh toán 74.986 260.098

-Tiền gửi không kỳ hạn 19093 60.019

-Tiền gửi có kỳ hạn 55.893 200.079

2.Tiền gửi tiết kiệm 403.109 389.098

-Không kỳ hạn 4.098 1998

-Có kỳ hạn 399.011 387.100

3.Huy động khác 2.098 465.913

Tổng 480.193 1.115.109

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

-Cùng với sự tăng trưởng mạnh nguồn vốn huy động,ACB Thăng Long cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay khách hàng cả doanh nghiệp và cá nhân,tính đến 31/12/2009 dư nợ toàn chi nhánh là 2,200 tỷ đồng.

-Cùng với việc nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cũng tập trung vào tăn trưởng dư nợ lành mạnh nhằm đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng.

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại hai khâu quan trọng nhất la huy động và cho vay vốn vì vậy mà hoạt động cho vay của chi nhánh đã không ngừng mở rộng,tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân khá cao so với bình quân chung của nhiều ngân hàng vì chi nhánh mới thành lập nên tốc độ tăng nhanh về tương đối.

Bảng 3 : Kết quả kinh doanh (triệu đồng)

Chỉ tiêu 2007-2008 2009

1.Tổng doanh thu 142.124 310.943

-Thu từ lãi vay 123.038 200.914

-Thu từ các hoạt động khác

19.086 110.029

2.Tổng chi phí 130.102 259.712

-Chi trả lãi tiền gửi 123.123 210.987 -Chi trả các hoạt động

khác

6.979 48.725

3.Chênh lệch:DT-CP 12.022 51.231

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Để đạt được kết quả trên ACB Thăng Long luôn đưa ra các chính sác tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất, để đảm bảo nguồn thu nhập đều cho ACB,dư nợ trung và dài hạn luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ cho vay chiếm65 % năm 2008 ; 60 % năm 2009.

Đồng thời hướng tới nhóm khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu trước mắt và lâu dài của ACB Thăng Long.

Trong tổng dư nợ cho vay thì dư nợ của các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ trọng 76% năm 2008; 84 % năm 2009

Dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình chiếm 24 % năm 2008; 16 % năm 2009.

Bảng 4 : Phân loại dư nợ theo loại hình (triệu đồng)

Thành phần 2008 2009

KH Cá nhân 305.345 360.272

KH Doanh Nghiệp 987.983 2.019.730

Tổng 1.293.328 2.380.002

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Tuy nhiên ACB Thăng Long vẫn chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho chi nhánh đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng.

Ngân hàng Á Châu chi nhánh Thăng Long chỉ mới hoạt động được hơn 2 năm nhưng đã đem lại hiệu quả khả quan trong hoạt động cho vay, trong tình hình nền kinh tế khó khăn nhưng tổng dư nợ năm 2009 không giảm di so với năm 2008.

Biểu 1 : Dư nợ phân theo loại hình

( Nguồn: Báo cáo kinh doanh năm 2007 - 2009 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB – Chi nhánhThăng Long)

Trên đây là biểu đồ thể hiện dư nợ của chi nhánh 2 năm 2008-2009 phân theo thời gian, qua biểu đồ cho thấy cho vay trung và dài hạn vẫn là hoạt động chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ cho vay đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho chi nhánh ACB Thăng Long.

Trong hoạt động của chi nhánh thì khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng vẫn là mục tiêu chủ yếu và lâu dài của ACB Thăng Long. Khối khách hàng này đem lại lợi nhuận khá triển vọng trong các năm tới.

2.1.3.3 .Các hoạt động khác:

Bên cạnh việc tăng trưởng tín dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động,kinh doanh của chi nhánh ACB Thăng Long còn đẩy mạnh các hoạt động khác nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng và đem lại lợi nhuận khá cao cho chi nhanh nói rieng và ngân hàng ACB nói chung như:

-Thanh toán quốc tế -Kinh doanh ngoại tệ

-Giao dịch vàng.

-Một số hoạt động khác

- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả hay không được đánh giá trên 3 khía cạnh: phục vụ tốt cho kinh doanh thương mại của khách hàng của chi nhánh, tự doanh mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh và tuân thủ tốt các quy định quản lý rủi ro của ngân hàng Nhà nước và của ACB.

Doanh số kinh doanh ngoại tệ của ACB Thăng Long cũng đem lại lợi nhuận khả quan cho chi nhánh ,lợi nhuận từ kinh doanh ngoại tệ thường được thu qua phí trong giao dịch .

Trạng thái của các loại ngoại tệ được theo dõi hàng ngày và các chiến lược phòng ngừa rủi ro được áp dụng đều, đặc biệt trạng thái các loại ngoại tệ được duy trì trong hạn mức đã được thiết lập

-Thanh toán quốc tế: chi nhánh luôn tạo nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, đồng thời cung cấp thêm những dịch vụ mới cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thể sử dụng dịch vụ một cách nhanh nhất.

Doanh số hoạt động của ACB Thăng Long trong hoạt động thanh toán quốc tế đạt được trong năm 2008 là: 64.255.612 USD, năm 2009 là: 82.354.913 USD

- Giao dịch vàng tại chi nhánh diễn ra cũng khá hiệu quả đem lại lợi nhuận cho chi nhánh cụ thể giao dịch vàng diễn ra trong năm 2008 là : 3,506,000 lượng, năm 2009 là : 3,250,000 lượng.

Trạng thái của vàng được theo dõi hàng ngày và các giao dịch được diễn ra linh hoạt , linh động hạn chế rủi ro,..

-Các hoạt động khác cũng được chi nhánh chú trọng hoạt động và cũng góp phần vào lợi nhuận của chi nhánh.

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh chokhách hàng cá nhân tại ngân hàng Á châu ACB chi nhánh Thăng Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w