Quy trình cho vay mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ở ACB Thăng Long

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 42 - 45)

VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.2.3.Quy trình cho vay mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ở ACB Thăng Long

hàng cá nhân ở ACB Thăng Long

Để chuẩn hóa quá trình cho vay, mỗi ngân hàng đều có những quy định chung áp dụng trong toàn hệ thống, đó là các bước hoặc nội dung công việc mà cán bộ tín dụng , các ban trong ngân hàng đó có trách nhiệm thực hiện khi cho khách hàng vay vốn.

Về mặt hiệu quả một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Về mặt quản lý, quy trình cho vay có tác dụng: Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động cho vay, làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Quy trình này ở ACB Thăng Long được thực hiện như sau :

1. Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ.

Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, khách hàng có thể trực tiếp đến ngân hàng hoặc do PFC (Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân- Personal Finance Consultant) liên hệ giới thiệu. PFC sẽ tiếp nhận nhu cầu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ACB. Sau đó tiến hành lập tờ trình và hồ sơ vay vốn cho khách hàng. Hồ sơ thể hiện đầy đủ thông tin về khách hàng :

Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng sử dụng vốn vay ,khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi)

2. Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình cho vay.

PFC sẽ chuyển hồ sơ qua bộ phận thẩm định ( CA), các CA có trách nhiệm thẩm định tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, thẩm định giá trị các tài sản đảm bảo… từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay.

3. Ra quyết định cho vay và hoàn tất thủ tục quản lý tài sản đảm bảo Sau bước 1 và 2, nếu thấy đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng, thì ngân hàng sẽ ra quyết định cho vay vốn. Khách hàng có trách nhiệm hoàn thành thủ tục về tài sản đảm bảo như công chứng các giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản đảm bảo, chứng nhận một số yêu cầu có trong hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng.

4. Ngân hàng lập hợp đồng tín dụng và giải ngân

Ở bước này, sau khi lập hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng, các điều kiện giải ngân được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng. Vốn sẽ được ngân hàng chuyển vào tài khoản của khách hàng.

5. Kiểm tra và thu nợ, tất toán khoản vay.

Sau khi giải ngân, Ngân hàng tiến hành lưu trữ hồ sơ và kiểm tra định kì công việc kinh doanh của khách hàng. Tùy theo hợp đồng tín dụng mà ngân hàng tiến hành thu nợ gốc và lãi định kì hay cuối kì.

Ngoài 5 bước cơ bản trên thì tùy theo tình hình của khách hàng mà có thể có các bước sau :

- Cơ cấu lại thời hạn nợ : Tùy vào tình hình và khả năng trả nợ của khách hàng, sau khi hết thời hạn trả nợ trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng có thể cơ cấu lại thời hạn cho khách hàng.

- Khởi kiện, thu hồi nợ xấu: Quá thời hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng chi trả, hoặc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, ngân hàng có thể khởi kiện khách hàng. Ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ xấu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 42 - 45)