Kiến nghị với chính phủ và ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 62 - 66)

CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.3.Kiến nghị với chính phủ và ngân hàng Nhà nước

Để hoạt động kinh doanh của ACB nói riêng và của toàn ngành ngân hàng nói chung thì chính phủ cần có các biện pháp hữu hiện để phát triển nghiệp vụ này. Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước cùng với những định hướng chung sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên việc cho vay của ngân hàng. Ví dụ năm 2009 khi chính phủ đưa mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên các hoạt động của ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Các sửa đổi quy định của chính phủ cần phải có một khoảng thời gian thích hợp hơn nữa để ngân hàng kịp điều chình hoạt động kinh doanh của mình. Các quy định của ngân hàng Nhà nước cần phải cụ thể, sát thực hơn với thực tế phát triển và tình hình chung của đất nước.

Ngân hàng Nhà nước với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước cần nâng cao hơn hiệu quả phục vụ của mình. Có các việc làm thiết thực giúp các ngân hàng vượt qua các hòan cảnh khó khăn và phát triển hơn nữa hoạt động của mình. Các quy định của ngân hàng nhà nước ban hành phải có tầm nhìn xa, phụ vụ cho sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế. Tránh trường hợp liên tục sửa đồi làm khó cho cả người vay và ngân hàng. Trong nền kinh tế nước ta, thì nhóm khách hàng cá nhân và doanh ngiệp tư nhân nhỏ phát triển mạnh. Nên nếu tạo điều kiện kịp thời sẽ tạo động lực để nhóm kinh tế này phát triển. Ngân hàng nên quan tâm có nhiều chính sách ưu tiên đối

với cá nhân. Ngân hàng nhà nước cần làm tốt hơn nữa việc đánh giá rủi ro của các ngân hàng. Vì ngân hàng là ngành kinh doanh có lợi nhuận rất cao nên không tránh khỏi việc các ngân hàng chạy theo lợi nhuận mà tăng các khoản cho vay chứa nhiều rủi ro của mình. Để che dấu điều này các ngân hàng thương mại có thể cung cấp những con số nợ quá hạn nhỏ, hay tổng dư nó thực tế lớn để tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ thực tế nhỏ. Nếu ngân hàng nhà nước không quản lý tốt rất có thể dẫn đến một vụ hoảng loạn ngân hàng và kéo theo sự sụp đổ nền kinh tế như một số nước trên thế giới đã gặp phải.

KẾT LUẬN

Khách hàng cá nhân luôn là một đối tượng khách hàng tiềm năng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh, do đó ACB đang dần khai thác nhóm khách hàng này để hoạt động kinh doanh tốt hơn nữa. Cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh không chỉ theo đuổi việc mở rộng và thu hút thêm nhiều khách hàng, mà ngân hàng còn phải quan tâm đến tình hiệu quả của khoản cho vay. Sau khi thực tập và nghiên cứu, trình bày những điều đã được học tập ở trường, những điều đã thu lượm được trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã hoàn thành chuyên đề này, về nội dung, chuyên đề đã trình bày được những vấn đề sau :

Về mặt lý luận: Chuyên đề đã làm rõ các hoạt động tín dụng, cho vay của một ngân hàng thương mại điển hình. Trình bày được vai trò của vốn vay và các đặc điểm của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân. Phân tích được những nhân tố chính ảnh hưởng lên hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh, đồng thời đưa ra một số tiêu chí cho việc đánh giá, phản ánh hiệu quả cho vay.

Về mặt thực trạng: Để hiểu được hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh của chi nhánh, chuyên đề đã nêu qua một số nét cơ bản về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gần đây, để tiện cho việc phân tích, so sánh, đối chiếu, để hiểu hơn về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh. Chuyên đề giới thiệu các hình thức cho vay và đặc điểm từng khoản vay cho cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh mà hiện giờ ngân hàng đang áp dụng. Hiệu quả cho vay của chi nhánh được làm rõ khi kết quả cho vay được phản ánh qua các chỉ tiêu đã nêu ở phần lý luận. Cuối cùng là phần đánh giá tổng quan về những kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại.

Về mặt giải pháp và kiến nghị: Dựa vào tình hình thực tế, dựa vào nhận thức của bản thân, em đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh của chi nhánh hơn nữa. Các giải pháp cụ thể như: Củng cố , hoàn thiện bộ máy hoạt động của chi nhánh, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ, tăng cường

hoạt động nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng, điều chỉnh hợp lý mức lãi suất cho vay…

Các kiến nghị được đưa ra với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có liên quan sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao hơn nữa hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân nói riêng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Cho vay là hoạt động then chốt của ngân hàng vì vậy nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh sẽ tác động tích cực giúp ngân hàng phát triển nhanh và bền vững hơn. Chuyên đề chỉ phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả cho vay của chi nhánh. Chuyên đề không thể tránh những sai sót về mặt phương diện lý luận cũng như phân tích do thời gian hạn hẹp, cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của cô giáo để em có thể hoàn thiện chuyên đề này tốt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 62 - 66)