Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 53 - 56)

VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.3.3.Những tồn tại và nguyên nhân

Hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD ở ACB Thăng Long đã đạt được những kết quả đáng kể, tuy nhiên, cần nhận thấy rằng bên cạnh những kết quả ấy, thì vẫn còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

- Sản phẩm cho vay KHCN mục đích SXKD là một sản phẩm phổ biến, ngân hàng nào cũng cung cấp sản phẩm này. Do đó tính cạnh tranh là rất cao, bởi vì các điều kiện, cách thức đều giống nhau. Rất khó cho khách hàng khi phải lựa chọn giữa các ngân hàng với nhau. Điều này đòi hỏi ACB phải thực sự tạo ra khác biệt, để sản phẩm cho vay KHCN mục đích SXKD của ACB thực sự là một sự lựa chọn tối ưu. Tuy vậy, sự khác biệt hiện nay là không lớn, cản trở việc cạnh tranh của ACB nói chung, và của ACB Thăng Long với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Tỉ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD tăng trong những năm gần đây. Không những tăng về số tuyệt đối mà còn tăng cả về tỉ trọng Nợ quá hạn/ tổng dư nợ của hoạt động. Tỉ lệ nợ quá hạn tăng là một nguy cơ đối với bất cứ ngân hàng nào.

- Hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD chưa thực sự là hoạt động chính của ACB Thăng Long, khi dư nợ của hoạt động này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh, khoảng 14%.

- Mặc dù quy trình cho vay của ACB Thăng Long đã được cải thiện theo hướng nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, thời gian thẩm định và quyết định cần nhanh chóng hơn nữa, để đảm bảo khách hàng có được vốn một cách nhanh chóng nhất. - Khi có rủi ro xảy ra từ phía khách hàng, khách hàng không thể thanh toán được khoản nợ, bắt buộc ngân hàng phải tiến hành xử lý nợ bằng nhiều cách, trong đó có việc thanh lý các tài sản đảm bảo. Tuy nhiên việc này gặp rất nhiều rủi ro, vì tính thanh khoản của các loại tài sản đảm bảo rất khác nhau. Đơn cử, cùng là bất động sản, tuy nhiên do sự khác biệt về vị trí, các điều kiện xung quanh, hoặc cũng có thể do tình hình thị trường nhà đất có nhiểu biến động, nên

không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được cách để thanh lý tài sản đảm bảo một cách tốt nhất.

- Khách hàng sử dụng sản phẩm cho vay KHCN mục đích SXKD còn thiếu đa dạng, chủ yếu tập trung vào cung ứng dịch vụ và kinh doanh nhỏ. Việc một nhóm khách hàng cùng tập trung vào một loại hình kinh doanh sẽ làm tăng tính cạnh tranh trong nhóm ngân hàng này, dẫn đến rủi ro kinh doanh cho khách hàng. Mặt khác, nếu có sự biến động của nền kinh tế, thì sẽ có ảnh hưởng đồng loạt lên cả nhóm khách hàng, dẫn đến nguy cơ tăng nợ quá hạn hàng loạt. Điều này đặt cho chi nhánh yêu cầu phải đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm.

- Chính sách Marketing của chi nhánh còn kém hiệu quả, chi nhánh chưa có nhiều hình thức quảng bá, thu hút khách hàng mới mà đang quá chú trọng vào lượng khách hàng cũ.

Nguyên nhân để ngân hàng còn tồn tại những hạn chế trên chủ yếu bắt nguồn từ ba phía: khách quan, ngân hàng, khách hàng.

* Nguyên nhân khách quan :

- Khi điều kiện kinh tế biến động theo chiều hướng bất lợi, thiên tai dịch bệnh xảy ra,… thì ngân hàng cũng lâm vào khó khăn trong việc cho vay hoặc thu hồi khoản vay. Ngân hàng chỉ có thể dự đoán được một phần nên chỉ giảm bớt được phần nào thiệt hại mà nó gây ra bằng các nghiệp vụ phòng ngừa truyền thống của mình.

- Cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra gay gắt cũng là một nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên. Trong bối cảnh nước ta đã ra nhập WTO, một loạt các ngân hàng mới ra đời, trong đó không ít ngân hàng lựa chọn lĩnh vực cho vay KHCN mục đích SXKD làm chiến lược phát triển. Nhiều ngân hàng không ngừng cải tiến, đưa ra các sản phẩm mới hấp dẫn., đầu tư quảng bá thương hiệu và sản phẩm, tung ra nhiều chiến lược kinh doanh độc đáo nhằm thu hút khách hàng. Sự chạy đua giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng này đã gây sức ép đối với việc mở rộng thị phần cho vay KHCN mục đích SXKD của chi nhánh

* Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Rủi ro xảy ra từ phía khách hàng rất đa dạng và chiếm một phần lớn. Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ ý lứa đảo ngân hàng, chây ỳ … là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Với nền kinh tế có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì những khách hàng không tính toán kĩ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn trong kinh doanh thường làm ăn thua lỗ dẫn đến không trả nợ được cho ngân hàng. Cũng có những trường hợp khách hàng cố ý cung cấp sai thông tin để được vay vốn hoặc cố ý chây ỳ mong có thể quỵt nợ của ngân hàng.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng :

Chiến lược kinh doanh của chi nhánh theo hướng đa dạng, nên mức độ đầu tư tập trung cho sản phẩm cho vay KHCN mục đích SXKD còn hạn chế. Điều này dẫn đến hiệu quả cho vay chưa cao, dư nợ còn thấp. Mặt khác, với đối tượng khách hàng cá nhân, ngân hàng chỉ thu từ một nguồn là lãi vay, trong khi đó rủi ro cho khách hàng cá nhân là rất cao, nên chưa thực sự bù đắp được. Đối với các nhóm khách hàng khác, ngân hàng có nhiều nguồn thu hơn như bảo lãnh, thanh toán…

Công tác quảng bá, marketing còn thiếu đầu tư, kém hiệu quả. Hầu như chỉ thực hiện qua đội ngũ PFC với các hình thức : gặp trực tiếp, gửi thư ngỏ… Nên hiệu quả quảng bá còn thấp. Mặt khác đội ngũ PFC tuy nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao, nhưng chưa có kế hoạch tiếp cận thị trường lâu dài, quá trình làm việc còn thiên về cá nhân.

Cơ sở vật chất và hạ tầng của chi nhánh tuy được đầu tư đồng bộ nhưng thời điểm đầu tư đã khá lâu mà vẫn chưa được sửa chữa, thay mới. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả làm việc của nhân viên nói riêng và hoạt động của chi nhánh nói chung.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 53 - 56)