Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước và trong khi cho vay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 60 - 61)

CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.2.4.Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước và trong khi cho vay.

Rủi ro khi cho vay có thể phòng ngừa bằng nhiều cách, trong đó tăng cường chất lượng thẩm định khách hàng ngay từ giai đoạn thẩm định hồ sơ cho vay là một trong nhưng cách hiệu quả nhất. Nếu làm tốt công tác này thì rủi ro trong quá trình cho vay sẽ hạn chế đi nhiều. Trước hết phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tín. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Hiện nay các nguồn thông tin có thể thu thập là từ chính bản thân khách hàng vay vốn, từ hồ sơ lưu trữ của Ngân hàng, từ các bạn hàng của khách hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng hoặc từ thông tin đại chúng...vv. Nói chung nguồn thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để có thể thu thập lượng thông tin nhiều, nhanh, với tốc độ cao thì Ngân hàng phải thu thập thông tin một cách thường xuyên. Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ, khi nào cần có thể có được ngay.

Sau khi giải ngân khoản vay xong, Ngân hàng thường chỉ chú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng sẽ không nắm bắt được thời điểm khi doanh nghiệp bắt đầu gặp trục trặc trong kinh doanh, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã làm nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy Ngân hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay ra đang sử dụng thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Ngân hàng nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả

kinh doanh kèm với số tiền trả nợ định kỳ. Các khoản nợ gốc lớn trước khi đến hạn Ngân hàng cần có sự nhắc nhở xem liệu khách hàng có thể trả nợ đúng hạn không. Nếu phát hiện không khả năng trả nợ thì Ngân hàng điều tra ngay và đưa ra các biện pháp kịp thời. Bên cạnh việc kiểm tra khách hàng, Ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiêm túc dựa trên quan điểm phòng chống sai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn cho vay, thời hạn gia hạn nợ... để chắc chắn rằng hoạt động tín dụng đã được bảo đảm về mặt nội bộ.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 60 - 61)