Tăng cường hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 59 - 60)

CHI NHÁNH THĂNG LONG

3.2.3.Tăng cường hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng.

bắt nhu cầu của khách hàng.

Trong xu thế nền kinh tế dịch vụ ngày nay, hoạt động marketing, xúc tiến, thiết lập kênh phân phối, cổ động truyền thông, quảng cáo và chăm sóc khách hàng có tác động rất quan trọng đến phát triển hoạt động cho vay cá nhân. Bởi lẽ đơn giản là tâm lý khách hàng cá nhân có thói quen bắt chước theo số đông, chịu tác động của qui luật bầy đàn trong tiêu dùng dịch vụ, nhất là những dịch vụ nhạy cảm như: ngân hàng, viễn thông, công nghệ thông tin... Với các chi nhánh, nếu chỉ thụ động ngồi chờ khách hàng đến mình thì chắc chắn sẽ không có thị phần trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. ACB Thăng Long đóng trên địa bàn trung tâm thủ đô, là một thị trường lớn và rất tiềm năng, tuy nhiên cũng là nơi có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao nhất. Chi nhánh đã và đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng với nhau và cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh có tiềm lực lớn về vốn và có tiếng tăm. Do vậy khâu Marketing là không thể thiếu để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của ACB Thăng Long.

Trong lúc nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, thì nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân là rất lớn. Tuy nhiên đặc điểm của nhóm khách hàng cá nhân là nhu cầu rất khác nhau, và thay đổi theo thời gian. Do đó nhân viên tín dụng cần nắm bắt được xu hướng các hoạt động kinh doanh của khách hàng, nghiên cứu tìm hiểu các hoạt động có mức sinh lời cao và rủi ro thấp để ưu tiên tiếp xúc tư vấn tín dụng. Các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có chu kỳ cụ thể, do đó nhân viên tín dụng cần xây dựng một kế hoạch chỉ rõ các nhóm khách hàng cần được ưu tiên, thời gian và cách thức tiếp cận thích hợp. Làm việc có kế hoạch sẽ tránh được tình trạng làm việc manh mún, thiếu tổ chức của đội ngũ nhân viên tín dụng, từ đó năng cao hiệu quả tín dụng.

Hiện nay việc tìm kiếm, tiếp cận khách hàng của đội ngũ PFC chỉ dựa trên các kênh truyền thống : gặp gỡ trực tiếp, phát tờ rơi, hoặc qua giới thiệu từ những khách hàng cũ… Sự cạnh tranh của các ngân hàng khác đặt cho ACB Thăng Long đòi hỏi phải tăng cường thêm hoạt động marketing và tiếp cận khách hàng. Bên cạnh việc củng cố những kênh tiếp cận khách hàng truyền thống, chi nhánh nên phát triển các kênh tiếp cận hiện đại, phù hợp với xu thế chung của marketing ngân hàng hiện đại. Địa bàn hoạt động của chi nhánh là một quận lớn

do đó đối tượng khách hàng cá nhân thường có trình độ dân trí cao. Tận dụng lợi thế đó, ngân hàng có thể thực hiện việc phân phối sản phẩm qua kênh giao dịch tự động, qua hệ thống phone-banking, home-banking, đáp ứng các nhu cầu khách hàng với mức độ tiện ích cao nhất.

Chi nhánh cần tiến hành nghiên cứu khách hàng trên diện rộng, phân nhóm, phân ngành nghề kinh doanh… để tạo thành dữ liệu khách hàng tiềm năng. Dữ liệu này sẽ giúp chi nhánh rút bớt thời gian và công sức để tìm kiếm khách hàng, đảm bảo cho chi nhánh lúc nào cũng có một nguồn khách hàng dồi dào. Mặt khác phân loại có hệ thống giúp nâng cao khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng cho ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung, và cho hiệu quả cho vay KHCN mục đích SXKD nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiểu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (Trang 59 - 60)