Vai trò của công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 25 - 27)

Theo Hoàng Văn Hải, Vũ Thuỳ Dƣơng (2010) ĐTNL không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với DN mà còn có vai trò quan trọng đối với NLĐ và xã hội, cụ thể là:

Một là ĐTNL giúp ngƣời LĐ thực hiện công việc tốt hơn: Đối với nhân viên mới, quá trình ĐT lần đầu giúp họ giải quyết những khó khăn ban đầu, mau chóng thích ứng đƣợc với môi trƣờng làm việc mới. Đối với NV đang làm việc tại DN, quá trình ĐT giúp họ phát triển hệ thống tri thức, kỹ năng, tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất và chất lƣợng lao động nhờ đó họ tự tin hơn, làm chủ đƣợc công nghệ, sáng tạo trong LĐ, do vậy họ làm việc có hiệu quả hơn. Đối với các nhà quản trị, ĐT năng lực quản trị giúp cho họ tiếp cận với những phƣơng pháp quản lý hiện đại, kỹ năng quản trị tiên tiến, phù hợp với những thay đổi về quy trình, thay đổi về môi trƣờng kinh doanh.

Hai là ĐTNL góp phần thoả mãn nhu cầu thành đạt của NLĐ. Qua đó kích thích họ vƣơn lên những đỉnh cao nghề nghiệp. NLĐ làm việc trong DN, ngoài tiền bạc họ còn trông chờ vào khả năng thăng tiến, phát triển, DN cần quan tâm đến ƣớc vọng chính đáng của NLĐ và tạo ra cho họ cơ hội để họ thể hiện khả năng của mình.

Ba là ĐTNL gắn bó hơn với DN. Từ kết quả của công tác đào tạo, NLĐ đƣợc bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin, thay đổi cách tƣ duy, gia tăng tính chuyên nghiệp và năng suất lao động… đó là những tiền đề để nắm bắt cơ hội phát triển. DN làm tốt điều này sẽ tạo ra sức hấp dẫn để NLĐ ngày càng gắn bó hơn với DN.

1.2.2.2. Đối với doanh nghiệp

Một là ĐTNL góp phần thực hiện mục tiêu chung của DN. Hay nói một cách khác, mục tiêu của ĐTNL là nhằm thực hiện mục tiêu của DN.

Hai là ĐTNL tạo ra sự chủ động thích ứng với các biến động và nhu cầu tƣơng lai của DN. Trong quá trình hoạt động, DN luôn xảy ra tình trạng thừa thiếu NL cho các công việc đã đƣợc xác định do ảnh hƣởng của các nhân tố khách quan và chủ quan, đòi hỏi phải có sự đổi mới hay thay đổi NL.

Ba là làm tăng sự ổn định và năng động của tổ chức DN, đảm bảo giữ vững hiệu quả hoạt động KD ngay cả khi thiếu hụt LĐ chủ chốt do có nguồn ĐT dự trữ thay thế. ĐTNL góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho DN.

1.2.2.3. Đối với xã hội

Một là ĐTNL giúp DN có đƣợc nguôn lực con ngƣời chất lƣợng cao đáp ứng đƣợc các mục tiêu kinh tế xã hội bởi NL của doanh nghiệp chính là một bộ phận NL của xã hội

Hai là ĐTNL góp phần tạo ra công dân tốt cho xã hội từ những NL tốt đƣợc đào tạo bởi DN. Công dân tốt có nghĩa là công dân có cả tài và đức. Thực hiện công tác ĐTNL đƣợc coi là một loại trách nhiệm xã hội của DN.

Ba là ĐTNL góp phần thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội. Qua công tác ĐT, ngƣời lao động tăng cƣờng hiểu biết về xã hội cũng nhƣ sự hiểu biết lẫn nhau, giữa các thành viên trong tổ chức mà họ tham gia. Do đó ĐTNL trong DN góp phần cải thiện mối quan hệ giữa các nhóm, cá nhân trong DN cũng nhƣ trong xã hội.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)