Thực trạng đánh giá đào tạo nhân lực tạiVPBank

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 86 - 91)

Cuối mỗi khóa đào tạo, VPBank sẽ thống kê phản hồi của học viên về chƣơng trình đào tạo thông qua phiếu đánh giá khóa học. Trong đó có phần đánh giá về nội dung bài giảng, thời gian khóa học, khả năng ứng dụng thông tin thu đƣợc trong công việc.

Bảng 3.12: Nội dung phiếu đánh giá khoá học

1. Nội dung bài giảng 2. Thời gian khóa học

3. Khả năng ứng dụng thông tin thu đƣợc trong công việc

Thiết thực Nhiều Có khả năng

Có một số phần chƣa thiết

thực Vừa đủ Ít có khả năng

Không thiết thực Ít Không có khả năng

Góp ý……….. Góp ý:……….. Góp ý:………...

(Trích phiếu đánh giá khóa học)

Sau khi thu thập phiếu đánh giá khóa học, trung tâm đào tạo VPBank sẽ thống kê lại để phục vụ công tác đánh giá chƣơng trình đào tạo sau này.

Ví dụ: Thống kê phiếu đánh giá của học viên

Khóa học: Hƣớng dẫn sử dụng TCBS DNA Đợt 1 - Hà Nội, Số lƣợng học viên: 98.

Bảng 3.13: Thống kê phiếu đánh khóa học hƣớng dẫn sử dụng DNA Đợt 1 - Hà Nội

Nội dung đánh giá Mức độ Số

phiếu Tỷ trọng(%) NỘI DUNG KHÓA HỌC

NỘI DUNG BÀI GIẢNG Thiết thực 95 97 Một số phần chƣa thiết thực 3 3 Không thiết thực 0 0 THỜI GIAN KHÓA HỌC Vừa đủ 90 92 Nhiều 0 0 Ít 8 8 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG Có khả năng 98 100 Ít khả năng 0 0 Không có khả năng 0 0

(Nguồn trung tâm đào tạo VPBank)

Theo nhƣ ví dụ ta thấy nội dung khoá học và khả năng ứng dụng của khoá học khá tốt, đƣợc học viên đánh giá cao, điều này cho thấy việc xây dựng nội dung đào tạo, giảng dạy của VPBank đang làm hiện nay khá tốt, tuy nhiên, thời gian khoá học diễn ra tƣơng đối ngắn, đòi hỏi cần phân bổ thời gian hợp lý hơn cho mỗi khoá học.

Mẫu phiếu Đánh giá của học viên sau đào tạo đƣợc nêu ở phụ lục 2, phụ lục 3

3.2.3.1 Đánh giá nội dung chương trình đào tạo NL

Đánh giá chất chƣơng trình ĐT bao gồm đánh giá nội dung khóa học, giảng viên, tổ chức khóa học thông qua việc thống kê phản hồi của học viên tham dự khóa học.

Để đánh giá chất lƣợng chƣơng trình ĐT, sau mỗi khóa học VPBank sẽ thống kê phản hồi của nhân viên thông qua phiếu đánh giá khóa học. Phiếu đánh giá chƣơng trình đào tạo khóa học của học viên chi tiết nhƣ trong phụ lục.

Sau khi thu thập phiếu đánh giá của học viên trung tâm đào tạo sẽ tổng hợp lại và đánh giá chất lƣợng khóa học để xem xét và hoàn thiện khóa học. Phiếu đánh giá chƣơng trình ĐT của VPBank tƣơng đối đầy đủ về nội dung, đã thể hiện các tiêu chí cơ bản để trung tâm đào tạo có cơ sở đánh giá chất lƣợng của khóa học về nội dung khóa học, giảng viên và việc tổ chức khóa học tuy nhiên còn chung chung và chƣa thu hút đƣợc những góp ý thiết thực từ học viên. Ngoài ra, nếu chỉ sử dụng tiêu chí này để đánh giá chất lƣợng khóa học có thể thiếu chính xác, phục thuộc vào thái độ và mức nghiêm túc của học viên khi điền vào phiếu đánh giá.

Bên cạnh đó, đối với những khóa học trực tuyến, VPBank chƣa xây dựng phiếu đánh giá sau đào tạo để đánh giá chất lƣợng khóa học nên việc đánh giá chất lƣợng những khóa học này chƣa thực sự tốt.

Đối với những khóa học bên ngoài, VPBank cũng chỉ đánh giá chất lƣợng khóa học thông qua phản hồi của học viên thông qua báo cáo khóa học.Tuy nhiên, những đánh giá của học viên về những khóa học này hết sức sơ sài và mang tính chất chủ quan, hình thức.Vì vậy, mức độ chính xác chƣa cao. VPBank nên bổ sung thêm phiếu đánh giá cho hình thức đào tạo này để đánh giá chất lƣợng khóa học thực chất hơn.

Các kết quả đánh giá chất lƣợng khóa học đã đƣợc tác giả phân tích xen kẽ trong những phần trên của luận văn qua các số liệu thống kê.

Khảo sát mức độ hài lòng của học viên sau khi tham gia đào tạo tại. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 3.14: Mức độ hài lòng của học viên sau đào tạo Mức độ đánh giá Số lƣợng ý kiến Tỷ trọng (%)

Hài lòng 58 58

Khá hài lòng 39 39

Không hài lòng 3 3

Tổng 100 100

(Nguồn tổng hợp ý kiến khảo sát)

Nhƣ vậy, tỷ lệ học viên cảm thấy hài lòng và khá hài lòng về chất lƣợng khoá đào tạo (nhƣ nội dung bài giảng, giảng viên, thời lƣợng khoá học…) sau khi tham gia khóa học chiếm tỷ lệ cao.Mỗi nhân viên đƣợc đào tạo cảm thấy hài lòng vì đƣợc bồi dƣỡng và nâng cao nghiệp vụ cũng nhƣ kỹ năng của bản thân.

3.2.3.2. Đánh giá kết quả học tập của học viên

VPBank đánh giá học viên sau đào tạo thông qua các kỳ kiểm tra, báo cáo thực tập, đánh giá của cấp quản lý trực tiếp và trƣởng đơn vị đối với học viên sau đào tạo.

Sau khi kết thúc khóa học, nhân viên VPBank phải thi nghiệp vụ thông qua hình thức thi trắc nghiệm trên máy, tự luận, hoặc phỏng vấn trực tiếp. Kết quả thi sẽ đánh giá đƣợc khả năng tiếp thu kiến thức và trình độ của nhân viên sau khi tham gia khóa học, đồng thời nhân viên sẽ đƣợc cấp chứng chỉ nghiệp vụ. Đối với những nhân sự đƣợc luân chuyển, thực tập tại đơn vị khác, việc đánh giá sau đào tạo của học viên đƣợc thể hiện thông qua bài thu hoạch và kết quả hành động của chính học viên; báo cáo của ngƣời hƣớng dẫn, quản lý trực tiếp. Đối với các lớp đào tạo bên ngoài, VPBank đánh giá học viên thông qua các văn bằng, chứng chỉ mà học viên đạt đƣợc sau khi tham gia khóa học.

Bảng 3.15: Kết quả thi của học viên trong những năm qua TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 1 Tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình từ 7 trở lên (đạt yêu cầu) 81% 83% 87% 92% 2 Tỷ lệ học viên không đạt yêu cầu 19% 17% 13% 8%

3 Tỷ lệ học viên phải thi lại/đào tạo lại

19% 17% 13% 8%

(Nguồn: Trung tâm đào tạo VPBank) 3.2.3.3. Đánh giá tình hình thực hiện công việc sau đào tạo

VPBank cũng thực hiện đánh giá chất lƣợng nhân viên sau đào tạo thông qua việc lấy ý kiến của học viên, cấp quản lý trực tiếp và trƣởng đơn vị nơi tiếp nhận hoặc cử nhân viên đi đào tạo trong vòng 2 đến 3 tháng kể từ ngày kết thúc khóa học. Thời điểm đánh giá tùy theo quy định của từng nghiệp vụ và yêu cầu của từng vị trí. Tuy nhiên, chất lƣợng của việc đánh giá này chƣa cao do việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của nhân viên, cấp quản lý trực tiếp, trƣởng đơn vị và các tiêu chí để đánh giá sự thay đổi của nhân viên sau đào tạo chƣa thật sự rõ ràng. Mẫu đánh đánh giá sau đào tạo đƣợc thể hiện ở phụ lục luận văn này.

Nhìn chung, chất lƣợng học viên sau đào tạo tại VPBank đã đƣợc cải thiện khá nhiều. Thể hiện rõ nhất là sau khi tham gia các lớp kỹ năng và lớp đào tạo về công nghệ. Số lƣợng thƣ khiếu nại, thƣ chê của khách hàng đối với nhân viên VPBank sau khi đƣợc đào tạo giảm. Khách hàng hài lòng với chất lƣợng phục vụ của VPBank hơn. Tốc độ xử lý công việc trên các phần mềm của VPBank đƣợc cải thiện đáng kể do nhân viên đã đƣợc thực hành trên hệ

thống phần mềm tại trung tâm đào tạo. Mức độ tuân thủ quy định của ngân hàng tăng do nhân viên đã nắm rõ quy trình, nghiệp vụ của VPBank. Tỷ lệ lỗi nghiệp vụ của nhân viên trƣớc và sau khi đào tạo đƣợc cải thiện rõ rệt.

Kết quả khảo sát nhân viên VBank về nội dung đánh giá công tác ĐTNL cho thấy VBank đã thực hiện khá tốt công việc này.

Tuy nhiên, việc đánh giá chất lƣợng học viên tại VPBank sau đào tạo chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá học viên thông qua kết quả thi, số chứng chỉ đƣợc cấp, dựa vào đánh giá chủ quan của cấp quản lý trực tiếp và trƣởng đơn vị kênh phân phối, chƣa có các chỉ tiêu định lƣợng để đánh giá hiệu quả công việc cũng nhƣ mức độ ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của tổ chức.

3.3. Phân tích ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng đến công tác đào tạo nhân lực tại VPBank

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 86 - 91)