Các nhân tố môi trường bên trongVPBank

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 91 - 95)

3.3.1.1. Mục tiêu chiến lược chính sách của VPBank trong thời gian tới

Định hƣớng chiến lƣợc phát triển của VPBank đến năm 2020 là trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017 hoàn thành sứ mệnh “tất cả vì khách hàng”.

Định hƣớng của VPBank trong năm 2014-2015 là thúc đẩy tăng trƣởng; củng cố nền tảng nhằm hỗ trợ mở rộng an toàn và hiệu quả, đồng thời quyết liệt tăng số lƣợng khách hàng, dƣ nợ và huy động vốn; thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm cao cấp hơn.

Để thực hiện đƣợc tham vọng và mục tiêu đó đòi hỏi VPBank phải tạo ra năng lực kinh doanh đẳng cấp hơn, vƣợt trội hơn về chất. Giá trị mà VPBank muốn tạo ra trong nhận thức của khách hàng bên ngoài là ngân hàng đầu tiên đƣợc khách hàng nghĩ đến để lựa chọn, là đối tác tin cậy trọn đời của khách hàng cá nhân, đƣợc các doanh nghiệp mục tiêu chọn là ngân hàng chính

3.3.1.2. Quan điểm của ban lãnh đạo VPBank

Ban lãnh đạo ngân hàng VPBank luôn khẳng định đội ngũ nhân viên VPBank – con ngƣời VPBank là yếu tố then chốt và nhận thức ĐT phát triển nhân lực VPBank là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy, từ trƣớc đến nay, VPBank đã đầu tƣ rất nhiều sức lực và tiền bạc vào công việc đào tạo phát triển NNL chất lƣợng cao, năng động, sáng tạo.

Ban lãnh đạo ngân hàng VPBank cũng xác định đào tạo và phát triển nhân viên là công tác đƣợc ƣu tiên hàng đầu của ngân hàng VPBank với mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phòng cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

3.3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của VPBank

VPBank là DN kinh doanh ngành hàng dịch vụ, bao gồm tất cả các giao dịch, luân chuyển tiền tệ trên thị trƣờng. Các hoạt động chính của VPBank bao gồm: Huy động vốn ngắn hạn,trung, dài hạn; cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá trị khác; hoạt động nhận uỷ thác và uỷ thác cho vay… trong những năm gần đây, VPBank liên tục mở rộng quy mô, mạng lƣới hoạt động, các sản phẩm và dịch vụ không ngừng đƣợc cải thiện và đổi mới để có thể cạnh tranh đƣợc với các đối thủ cùng ngành, vì vậy VPBank đòi hỏi lƣợng NL lớn chất lƣợng cao, đa năng (giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo, giao tiếp tốt, ngoại ngữ thành thạo…) để làm đƣợc điều này, ngoài việc lựa chọn những nhân viên ƣu tú ngay từ khâu tuyển dụng, VPBank cần hoàn thiện về chất lƣợng các chƣơng trình ĐT dành cho nhân viên đang làm việc tại VPBank để nâng cao tay nghề, tạo một đội ngũ nhân lực đa năng, phù hợp với yêu cầu luân chuyển công việc liên tục hiện nay.

Nguồn kinh phí cho công tác ĐTNL luôn đƣợc VPBank ƣu tiên đầu tƣ, hàng năm, nguồn kinh phí dành riêng cho công tác ĐTNL của VPBank vào khoảng hơn chục tỷ đồng và không ngừng đƣợc nâng lên do trong quá trình mở rộng mạng lƣới hoạt động, VPBank tuyển thêm hàng nghìn nhân viên mỗi năm.Tuy nhiên với số lƣợng lớn NL, các khoá ĐTNL rất tốn kém về chi phí ĐT, chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt cho học viên. Đối với các ngân hàng quy mô tƣợng tự thì nguồn kinh phí ĐT của VPBank hiện nay khá đồng đều, tuy nhiên để có đƣợc đội ngũ nhân viên chất lƣợng cao phù hợp với yêu cầu công việc thì nguồn kinh phí dành cho công tác ĐT hiện nay vẫn còn khá hạn chế.

3.3.1.5. Nguồn nhân lực của VPBank

Nhân lực VPBank có thể đƣợc chia thành 02 cấp là cấp quản lý và cấp nhân viên.

Cấp quản lý bao gồm HĐQT, ban TGĐ, trƣởng các phòng ban trực thuộc hội sở và giám đốc, phó giám đốc, trƣởng bộ phận tại kênh phân phối, các chuyên viên. Cấp nhân viên bao gồm toàn bộ hệ thống nhân viên vận hành và nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh bao gồm: nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên tƣ vấn tài chính cá nhân, nhân viên thanh toán quốc tế, marketing. Nhân viên vận hành bao gồm: kiểm soát viên, nhân viên phân tích tài chính, nhân viên thẩm định tài sản, quản lý rủi ro, xử lý nợ, nhân viên dịch vụ khách hàng, giao dịch viên, kế toán, kiểm toán, pháp lý chứng từ, hành chính, và những bộ phận khác trực thuộc hội sở cũng nhƣ tại kênh phân phối.

Bảng 3.16: Thực trạng nguồn nhân lực của VPBank TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) 1 Tổng số 4326 100 6795 100 9501 100 Quản lý 769 17,8 1502 22,1 2498 26,3 Nhân viên 3557 82,2 5293 77,9 7002 73,7 2 Trình độ học vấn 4326 100 6795 100 9501 100 Đai học và trên đại học 3525 81,5 5667 83,4 8247 868 Cao đẳng và trung cấp 801 18,5 1127 16,6 1254 13,2

(Nguồn: Phòng nhân sự hội sở VPBank)

Số lƣợng nhân viên của VPBank không ngừng tăng lên từ năm 2012 đến 2014. cuối năm 2013 số lƣợng nhân viên đã tăng lên 57,1% tƣơng ứng với mức tăng 2469 nhân viên. Đặc biệt trong năm 2014, VPBank tuyển số lƣợng nhân viên lớn nhất từ trƣớc đến nay, tại thời điểm 30/09/2014 nhân sự của VPBank tăng 1340 ngƣời so với cuối quý 2, đứng đầu trong danh sách các ngân hàng tuyển dụng nhiều nhất. Đến 31/12/2014, VPBank có tổng cộng 9501 nhân viên, tăng 2706 ngƣời so với cùng kỳ năm 2013, tƣơng đƣơng 39,8%.

Về trình độ học vấn: Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao, tính đến hết cuối năm 2014, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 87%. Điều này cho thấy NNL VPBank đã đƣợc đào tạo một cách cơ bản. Tuy nhiên, để đánh giá chất lƣợng NNL không chỉ dựa trên trình độ học vấn mà còn phải dựa vào hiệu suất lao động, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng thích nghi với môi trƣờng của ngƣời

lao động. Trƣớc những đòi hỏi ngày càng cao trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu, hội nhập nền kinh tế quốc tế, NNL VPBank còn bộc lộ những hạn chế và bất cập cần phải khắc phục.Nhân viên chƣa thật sự hiểu sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc.Cụ thể:

Nhân viên kinh doanh: Kỹ năng phục vụ khách hàng, bán hàng và kinh doanh chƣa tốt, kiến thức về sản phẩm và dịch vụ, trình độ phân tích tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng chƣa tốt, chƣa sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý của ngân hàng dẫn đến tình trạng chậm trễ tiến độ khi trình hồ sơ hay thúc nợ khách hàng.

Nhân viên vận hành: chƣa nắm vững quy trình nghiệp vụ của VPbank dẫn đến những khó khăn trong quá trình tác nghiệp, thiếu kỹ năng phục vụ khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp. Trình độ công nghệ chƣa thật sự thành thạo, còn lúng túng trong quá trình tác nghiệp dẫn đến chậm trễ khi phục vụ khách hàng với số lƣợng lớn.

Nhà quản trị: chƣa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình, thiếu kỹ năng quản lý mâu thuẫn, kỹ năng tạo động lực và đánh giá công việc của nhân viên. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ chƣa cao.

Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm, khả năng phối hợp giữa các bộ phận vận hành và kinh doanh chƣa thật hiệu quả.

Nhận thức đƣợc thực trạng NNL tại VPbank cũng nhƣ tầm quan trọng của NNL đối với sự phát triển bền vững của hệ thống VPBank, các nhà quản trị VPBank luôn luôn chú trọng công tác đào tạo và phát triển NNL.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 91 - 95)