Kết quả hoạt động kinhdoanh của VPBank trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 55 - 58)

Nhìn chung, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VPBank trong những năm kể từ 2009 đến năm 2014 khá tốt, các chỉ tiêu về tổng tài

sản, vốn chủ sở hữu, huy động từ khách hàng tăng mạnh, tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế trên tổng tài sản luôn ở mức cao. Điều này cho thấy VPBank hoạt động khá hiệu quả trong những năm qua mặc dù kinh tế Việt Nam cũng nhƣ kinh tế thế giới vẫn chƣa phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

Tổng tài sản của VPBank liên tục tăng nhanh qua các năm, cuối năm 2012, TTS tăng 23.97% so với 2011tƣơng ứng với mức tăng 19855 tỷ đồng, năm 2013 TTS của VPPank đạt 121264 tỷ đồng, tăng 23,97% tƣơng ứng với mức gần 20000 tỷ đồng, năm 2014, TTS tăng lên 163241 tỷ đồng, tăng 34.6% so với 2013.

Vốn chủ sở hữu tăng ổn định qua các năm từ 5996 tỷ năm 2011 đã lên 8980 tỷ đồng năm 2014.

Tỷ suất sinh lời trƣớc thuế trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản của VPBank năm 2011 là 14% và 1,12%, năm 2012 tỷ lệ này giảm còn 11% và 0,77% do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, năm 2013 tỷ lệ này tăng lên 14% và 0,91% biểu hiện mức tăng trƣởng vƣợt bậc của VPBank, sang năm 2014, tiếp tục đà tăng trƣởng ổn định với 15% và 0,85%.

Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012 giảm 10,8% so với 2011 tƣơng ứng mức giảm 115 tỷ đồng, năm 2013 tăng 42,78% so với 2012, tƣơng ứng mức tăng 406 tỷ đồng, năm 2014 đạt 1609 tỷ đồng tăng 19% so với 2013.

Hệ số an toàn vốn CAR luôn ở mức cao trong những năm qua, tạo cho khách hàng sự tin tƣởng vào các dịch vụ của VPBank.

Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5): Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 - 5 của VPbank bất ngờ tăng vọt lên mức 2,71% tổng dƣ nợ, tƣơng ứng 1.003 tỷ đồng. Riêng nợ nhóm 5, có nguy cơ mất vốn, vẫn còn khá khiêm tốn là 191 tỷ. Năm 2013, nợ xấu của VPBank đáng ngại hơn khi tiếp tục tăng lên, đạt hơn 1.474 tỷ đồng, chiếm gần 2,81% tổng dƣ nợ. Trong đó, nợ có khả năng

mất vốn tăng gấp đôi so với cuối năm 2012, lên mức 405 tỷ đồng. Điều này đã khiến ngân hàng phải tăng cƣờng trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng thêm 129,7 tỷ đồng, lên mức 386,2 tỷ đồng (cuối năm 2013). Năm 2014,tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống mức 2.54% so với mức 2.81% năm 2013 đây là tín hiệuđáng mừng thể hiện sự tăng trƣởng vững mạnh nhanh chóng của VPBank, từng bƣớc hoàn thành tốt kế hoạch 2012-2017 trở thành một trong 3 ngân hàng bán lẻ tốt nhất hiện nay.

Bảng 3.1: Kêt quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong những năm 2012-2014

Đơn vị tính: đồng

TT

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng Tăng giảm (%) Số lƣợng Tăng giảm (%) Số lƣợng Tăng giảm (%) 1 Tổng tài sản 102673 23,97 121264 18,1 163241 34,6 2 Vốn chủ SH 6709 11,8 7727 15,17 8980 16,2 3 Huy động từ KH 59514 102,34 83844 40,88 108354 29,2 4 Cho vay KH 36903 26,45 52474 42,19 78379 49,4 5 Tổng LNTT 949 -10,8 1355 42,78 1609 18,7 6 ROE (%) 11 -21,43 14 27,27 15 7,14 7 ROA (%) 0,77 -31,25 0,91 18,18 0,85 -6,6 8 Hệ số an toàn vốn CAR 12,5 12,5 11,4 -0,9 9 Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5)(%) 2,71 48,9 2,81 3,69 2,54

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 55 - 58)