Các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 95 - 99)

3.3.2.1. Thị trường lao động

Thị trƣờng lao động thừa về số lƣợng nhƣng thiếu về chất lƣợng, cung không đáp ứng đủ cầu, đây là bài toán chung cho tất cả các ngành nghề, trong đó có ngành ngân hàng. Thị trƣờng lao động hiện nay có những mặt hạn chế sau:

Tân cử nhân tài chính mới ra trƣờng: thiếu hụt trầm trọng kiến thức về ngân hàng nhƣ một ngành kinh doanh, không ít tân cử nhân không rõ tầm quan trọng của khách hàng, không hiểu rõ rủi ro luôn đi kèm với lợi nhuận, thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách thuyết phục; thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặc biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích; thiếu khả năng tƣ duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình huống cần sự chủ động đƣa ra giải pháp; trình độ tiếng anh chƣa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ khách hàng nƣớc ngoài tại quầy.

Những lao động đã có kinh nghiệm làm việc trên thị trƣờng lao động: có kinh nghiệm, có kỹ năng nhƣng hay nhảy việc, không gắn bó lâu dài.

Lao động quản lý có trình độ cao thiếu trầm trọng.

Vì vậy, VPBank cần xác định đúng thực trạng nguồn lao động, nhu cầu đào tạo, mục tiêu đào tạo cũng nhƣ xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp cho từng đối tƣợng học viên.

3.3.2.2. Sức ép cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay của VPBank là các ngân hàng thuộc nhóm G12 – nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đó là: Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, ACB, Eximbank, Sacombank, Techcombank, MBBank, Maritime bank, VIB bank. Trong đó, VCB, Vietinbank, BIDV, Agribank là nhóm ngân hàng có tốc độ phát triển vốn hàng năm rất cao, thị phần lớn trên thị trƣờng. Đây là các ngân hàng lâu đời, tốc độ phát triển bền vững, có quan hệ khách hàng truyền thống với nhiều nhóm khách hàng lớn, đặc biệt là các tập đoàn lớn, tổng công ty, mạng lƣới phát triển rộng khắp không chỉ ở thành phố lớn mà còn về nông thôn, huyện thị có tiềm năng kinh tế với số điểm giao dịch vƣợt trội, chiếm phần lớn lƣợng khách hàng và lƣợng vốn huy động trong ngành ngân hàng hiện nay.

Nhóm các ngân hàng TMCP còn lại ra đời cùng thời điểm với VPBank, có quy mô, phạm vi hoạt động nhỏ hơn, chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, những năm gần đây nhóm ngân hàng này cùng với VPBank có tốc độ phát triển rất nhanh, định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, dễ dàng thay đổi, thích ứng nhanh với nhu cầu đa dạng của khách hàng, linh hoạt trong cơ chế hoạt động, dễ dàng thay đổi và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, linh hoạt, có chế độ đãi ngộ nhân viên tốt nên thu hút đƣợc nhiều nhân tài. Đây là lực lƣợng cạnh tranh trực tiếp của VPBank.

Một nhóm đối thủ cạnh tranh khác đến từ các đối thủ cạnh tranh khác ngành tạo ra các sản phẩm thay thế có thể phân loại nhƣ sau:

Thứ nhất, nhóm các công ty tài chính, bảo hiểm. Trong những năm gần đây nhóm các công ty này có sự phát triển nhanh chóng với việc ra đời của hàng loạt công ty bảo hiểm trong nƣớc và sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nƣớc ngoài; các công ty tài chính, các quỹ đầu tƣ, các công ty quản lý quỹ. Khi nhóm các công ty này phát triển cũng đồng nghĩa với việc thị phần huy động vốn của các ngân hàng bị thu hẹp. Thay vì gửi vào ngân hàng nhƣ trƣớc đây, khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau chẳng hạn: đầu tƣ chứng khoán, mua bảo hiểm, uỷ thác đầu tƣ…

Thứ hai, Các công ty tiết kiệm bƣu điện đang là những đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các ngân hàng. Hệ thống tiết kiệm bƣu điện dễ tiếp cận với dân cƣ các khu vực hơn là ngân hàng và cạnh tranh với dịch vụ tiền gửi. Đối thủ cạnh tranh ngày càng chuyên nghiệp và thông minh hơn.Các sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng là tƣơng tự nhau, ít điểm khác biệt. Để tạo sự khác biệt và vƣợt trội hơn các đối thủ cạnh tranh, VPBank cần phát triển nguồn lực con ngƣời, đào tạo nguồn nhân lực trở thành năng lực cốt lõi của VPBank

Các nhóm khách hàng chính của VPBank bao gồm: Hộ gia đình và cá nhân; Tổ chức kinh tế xã hội; Các tổ chức tín dụng; Các tổ chức tài chính; Kho bạc nhà nƣớc; Các tổ chức ủy thác cho vay và ủy thác thanh toán; Các cơ quan, đoàn thể, trƣờng học. Theo quy mô về số lƣợng tài khoản và số dƣ tại VPBank, chia ra nhóm khách hàng là khách hàng cá nhân dân cƣ, khách hàng tổ chức kinh tế.

Khách hàng ngày càng khắt khe và kén chọn hơn, nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn do có nhiều ngân hàng cung cấp các dịch vụ và tiện ích tƣơng tự nhau. Khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng nào mang lại có họ sự hài lòng tối ƣu, không chỉ là tiện ích mà các dịch vụ mang lại mà còn đánh giá mức độ chuyên nghiệp, chất lƣợng phục vụ khách hàng của mỗi nhân viên tại ngân hàng. Vì vậy, để phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, VPBank cần đào tạo một đội ngũ nhân viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phục vụ khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, mang lại sự hài lòng tối đa cho khách hàng khi đến giao dịch. Để có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có khả năng giao tiếp, bán hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của VPBank, chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo thì việc ĐT kỹ năng phục vụ khách hàng, bán hàng và kinh doanh, kỹ năng giao tiếp cần đƣợc chú trọng.

3.3.1.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Trong môi trƣờng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, công việc thƣờng xuyên thay đổi theo hƣớng áp dụng công nghệ và sử dụng công nghệ ngày càng cao. Các ngân hàng không ngừng đa dạng hóa các tiện ích của mình, cung cấp các sản phẩm tự động hóa cao, tập trung vào những sản phẩm kết hợp với kỹ thuật mới. Vấn đề bảo mật thông tin dữ liệu trong hệ thống ngân hàng, an toàn trong các giao dịch điện tử đƣợc chú trọng. Vì vậy, việc

trang bị kiến thức, kỹ năng về các công nghệ, kỹ thuật mới cho nhân viên là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 95 - 99)