Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần gas việt nhật (Trang 46)

Thuận lợi

 Môi trường đầu tư tại Việt Nam đã và đang đảm bảo sự ổn định về nhiều mặt, đã thu hút nhiều công ty nước ngoài vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Các công ty mới được hình thành, các công ty hiện có tiếp tục tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Đây chính là thuận lợi lớn cho công ty CP Gas Việt Nhật để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường nhằm đạt được hiệu qủa đầu tư.

 Thời gian qua các cơ quan hữu quan của Việt Nam không ngừng cải tiến, hoàn thiện các thủ tục hành chính nhất là trong các lĩnh vực hải quan, thuế… đã tạo thêm nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

 Công ty CP Gas Việt Nhật là đơn vị đã hoạt động khá lâu tại Việt Nam, do vậy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất và trong tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó, công ty luôn chủ động giữ vững chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận.

 Trong điều hành sản xuất, công ty luôn chú trọng phát huy năng lực sẵn có đồng thời bám sát nhu cầu khách hàng để tìm ra các phương án tối ưu, thay đổi tỷ lệ, cơ cấu sản phẩm hợp lý để vừa đáp ứng đúng, đủ yêu cầu của khách hàng vừa góp phần tăng doanh thu tăng lợi nhuận.

Khó khăn

 Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước đều tăng, nhu cầu về sản phẩm của công ty Gas Việt Nhật cũng tăng song đã có thêm một số nhà đầu tư sản xuất sản phẩm cùng loại vì vậy sau một

thời gian công ty không có đối thủ cạnh tranh nay phải trực tiếp đối đầu trong việc giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường…

 Điều kiện về cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, giao thông vận tải vẫn còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng trong quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận.

 Điện năng là yếu tố cực kỳ quan trọng trong hoạt động sản xuất của công ty. Hàng năm, vào những tháng cao điểm mùa nắng, điện bị cắt giảm nhiều, ít nhất cũng một ngày trong tuần đã tác động không tốt trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Sau mỗi lần tắt máy khi hoạt động trở lại phải mất sáu giờ sau mới có được sản phẩm hoặc những lúc điện thế chập chờn, lúc cao lúc thấp cũng làm cho máy bị ngắt và đã gây cho công ty những thiệt hại không nhỏ.

 Thời gian công ty có mặt tại thị trường Việt Nam tuy khá lâu nhưng vẫn chưa thu hồi xong vốn đầu tư, vì vậy việc đổi mới công nghệ thế hệ thiết bị mới nhanh, mạnh như các công ty mới thành lập bị hạn chế nên tính cạnh tranh bị giảm một phần.

Phương hướng phát triển

 Là nhà cung cấp hàng đầu về khí công nghiệp và y tế trong khu vực, VIJAGAS không chỉ phấn đấu để giữ được vị trí của mình, mà còn mong muốn tiếp tục mở rộng để phát triển hơn nữa ngành công nghiệp trong tương lai.

 Trong tương lai sẽ nâng cao hệ thống quản lý nhằm giảm thiểu chi phí tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

 Với những thiết bị sản xuất khí tinh vi, VIJAGAS mong muốn không ngừng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và cho cả trong khu vực như khí chất lượng cao, khí đặc biệt, khí trộn, hệ thống đường ống và các dịch vụ khách hàng.

 Đạt được chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001 đối với văn phòng chính và các chi nhánh.

 VIJAGAS luôn cố gắng xây dựng một đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm để sẵn sàng phục vụ cho những khách hàng có nhu cầu tư vấn về kỹ thuật.

2.1.6. Chế độ kế toán và chính sách kế toán

2.1.6.1. Chính sách kế toán áp dụng

Hiện nay công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính, thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực về chế độ kế toán của Bộ Tài Chính.

Năm tài chính: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 theo phê duyệt tại công văn số 177/TC/CĐKT ngày 1 tháng 4 năm 1998

Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao có thể dễ dàng chuyển đổi thành khoản tiền xác định trước.

Các giao dịch bằng ngoại tệ: Các khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng các đơn vị tiền tệ khác với VNĐ, được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái quy định tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ khác VNĐ phát sinh trong năm được qui đổi sang VNĐ theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái qui định tại ngày giao dịch.

Hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Giá trị tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và bao gồm tất cả chi phí liên quan phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Tài sản cố định: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình.

Các công ty liên quan: Các công ty liên quan bao gồm các nhà đầu tư và công ty mẹ cấp cao nhất và các công ty con và công ty liên kết.

2.1.6.2. Hình thức kế toán

 Hình thức sổ kế toán nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

(Nguồn: Chế đố kế toán doanh nghiệp, 2006)

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hình thức ghi sổ kế toán

Diễn giải hình thức sổ kế toán nhật ký chung

 Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đối với các tài khoản có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

 Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết SỔ CÁI

Bảng cân đối số phát sinh

2.1.6.3. Tổ chức bộ máy kế toán

Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

(Nguồn: Phòng Nhân sự, 2014)

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

 Trưởng phòng tài chính kế toán

 Xem xét và tư vấn những hoạt động kế toán hàng ngày phù hợp với chính sách nội bộ trong công ty cũng như quy định của chính phủ.

 Phê duyệt những vấn đề liên quan đến phòng Tài chính & Kế toán. Chịu trách nhiệm đánh giá nội bộ và bên ngoài theo chính sách công ty.

 Phát triển và duy trì mô hình tài chính ngắn hạn và trung hạn cho VJG và tất cả các chi nhánh của công ty.

 Chịu trách nhiệm với ban Lãnh đạo về toàn bộ các hoạt động kế toán. Cung cấp kịp thời, chính xác các báo cáo tài chính và những báo cáo nội bộ khác theo yêu cầu của cấp trên.

 Phó bộ phận tài chính kế toán

 Chịu trách nhiệm chuẩn bị, phân tích các báo cáo tài chính và hồ sơ kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, luật kế toán và luật thuế.

 Xem xét sổ cái tổng hợp và lập cân bằng thử hàng tháng để chuẩn bị báo cáo tài chính.

Trưởng phòng Tài chính – Kế toán

Phó bộ phận Kế toán kho Kế toán thanh toán Thủ Quỹ Kế toán TSCĐ và gía thành Nhân viên Kế toán thuế Nhân viên

 Chuẩn bị báo cáo tài chính về ngân sách và ước tính dưới sự hướng dẫn của Trưởng phòng. Chuẩn bị báo cáo hợp nhất cho toàn bộ công ty và tất cả các chi nhánh.

 Các công việc khác theo sự phân công của cấp trên (nếu có).

 Kế toán thanh toán

 Thay mặt phòng Tài chính & Kế toán làm rõ các vấn đề với các phòng ban liên quan về hoạt động kinh doanh, các khoản thu.

 So sánh báo cáo tháng của phòng Kinh doanh hàng tháng với các phòng ban liên. So sánh sổ tiền mặt hàng ngày với nhân viên Thu ngân.

 Chuẩn bị tiền mặt, khoản phải thu theo sổ cái. Chuẩn bị sổ nhật ký bán hàng và sổ cái bán hàng. Theo dõi các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng, các khoản tiền gửi, nợ vay

 Thủ quỹ

 Thực hiện thu chi bằng tiền mặt

 Chuẩn bị tổng hợp tài khoản tiền mặt hàng tuần và hàng tháng. Chuẩn bị sổ sách tiền mặt hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.

 Chuẩn bị các hồ sơ cần thiết về các vấn đề tiền cho vay (nếu có). Chuẩn bị báo cáo tiền cho vay (nếu có).

 Kế toán chi phí tài sản cố định và tính giá thành

 Tính toán chi phí sản xuất cho tất cả sản phẩm của công ty. Tính toán chi phí mua khí. Thực hiện tập hợp chi phí, tính toán giá thành sản phẩm khí và các sản phẩm lỏng vào cuối tháng. Theo dõi tăng giảm khấu hao thanh lý tài sản cố định

 Chuẩn bị các bảng phân tích lợi nhuận gộp. Chuẩn bị sổ sách báo cáo sản xuất, sổ sách mua hàng.

 Thay mặt phòng Tài chính & Kế toán làm rõ các vấn đề với các phòng ban liên quan về tính toán chi phí.

 Kế toán thuế:

 Thực hiện các báo cáo cho cơ quan Nhà nước về các loại thuế phát sinh tại công ty như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Thực hiện báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, báo cáo quyết toán tình hình sử dụng hóa đơn, các báo cáo khác liên quan đến báo cáo tài chính.

 Đối chiếu tờ khai thuế với sổ sách kế toán.

 Kế toán kho:

 Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu sử dụng cho làm công trình, kho phụ tùng thay thế. Theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ bản

 Theo dõi tình hình các khoản vật liệu xuất dùng cho bảo trì dây chuyền sản xuất khí, các khoản sửa chữa thường xuyên.

2.1.6.4. Công tác kiểm tra kế toán

 Hàng quý, nhân viên bộ phận kế toán phối hợp với nhân viên các bộ phận kho tại Biên Hòa và các chi nhánh tiến hành kiểm tra đối chiếu giữa số liệu sổ sách và thực tế về tồn kho sản phẩm khí, sản phẩm lỏng, công cụ, tài sản…

 Vào cuối năm sẽ tiến hành kiểm toán độc lập được thực hiện bởi Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ernst & Young Việt Nam

2.2.Thực trạng công tác kế toán quản trị 2.2.1. Tình hình thực tế 2.2.1. Tình hình thực tế

2.2.1.1. Hệ thống dự toán ngân sách

Sử dụng cách biện pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp và thu thập để tìm hiểu về thực trạng công tác lập dự toán của công ty. Cụ thể:

 Phỏng vấn các phòng ban về tình hình lập dự toán cũng như quy trình lập dự toán tại các phòng ban. Các phòng ban liên quan trực tiếp đến việc lập dự toán được phỏng vấn là Phòng kinh doanh, Phòng sản xuất, Phòng mua hàng, Phòng Tài chính – Kế toán và một số phòng ban khác như Phòng Hành chánh – Nhân sự, Phòng ISO…

 Quan sát thời gian, cách thức cũng như quy trình lập các báo cáo dự toán tại các phòng ban trong công ty.

 Thu thập, xem xét các báo cáo dự toán hiện đang được thực hiện tại công ty của các phòng ban.

Thông qua quá trình tìm hiểu hệ thống dự toán của công ty, có thể thấy việc lập ngân sách được tiến hành theo trình tự sau:

 Cuối mỗi năm, ban giám đốc công ty sẽ căn cứ vào tình hình thực tế năm trước để đưa ra các chỉ tiêu dự toán trong năm sau. Các chỉ tiêu được lập trong

các ngân sách chủ yếu là các khoản cần chi cho các phòng ban vào năm sau. Sau đó, ban giám đốc sẽ đưa các chỉ tiêu này xuống cho các chi nhánh và các phòng ban.

 Căn cứ vào kế hoạch ban giám đốc đưa xuống, giám đốc các chi nhánh cũng như các trưởng phòng sẽ xem xét tình hình thực hiện ngân sách tại bộ phận như thế nào. Từ đó đề xuất những ý kiến của mình về ngân sách lên ban giám đốc.

 Dựa trên ý kiến đề xuất, ban giám đốc sẽ tiến hành đánh giá lại một lần nữa để thống nhất đưa ra các chỉ tiêu dự toán ngân sách cho từng phòng ban, từng chi nhánh.

 Căn cứ vào chỉ tiêu ngân sách chung cho từng phòng ban, các phòng ban sẽ lập dự toán chi tiết cho phòng mình do các trưởng phòng là người chịu trách nhiệm lập và trình lên cho ban giám đốc. Các dự toán này được Ban giám đốc xem xét điều chỉnh nếu cần thiết và sau đó sẽ gửi lên Tổng giám đốc để xem xét và đưa ra phê duyệt cuối cùng.

 Cụ thể, các nhà máy sẽ lập các chỉ tiêu dự toán về chi phí sản xuất (bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí điện, nước và chi phí bảo trì). Phòng hành chánh và nhân sự sẽ dự toán các chỉ tiêu chi phí chung (bao gồm phí thuê đất, duy tu, thuê xe, bảo hiểm, bảo vệ, bào trì văn phòng…) và lương. Phòng kinh doanh dự toán các chi tiêu và doanh thu và chi phí bán hàng. Căn cứ, vào dự toán của các phòng ban, phòng kế toán sẽ tiến hành tổng hợp để làm báo cáo dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí bán hàng và quản lý và dự toán kết quả hoạt động kinh doanh (Xem phụ lục 1).

2.2.1.2. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm

Sử dụng cách biện pháp phỏng vấn, quan sát trực tiếp và thu thập để tìm hiểu về hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành của công ty. Cụ thể:

 Phỏng vấn kế toán chi phí về cách thức hạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hiện đang được thực hiện tại công ty.

 Quan sát quá trình kế toán hạch toán chi phí, cách thức tính giá thành các sản phẩm.

Tình hình tổng hợp chi phí và tính giá thành thực tế của công ty được mô tả như sau:

 Vào cuối mỗi tháng, kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí thực tế phát sinh để tính giá thành sản phẩm cụ thể cho từng nhà máy sản xuất.

 Phương pháp tính giá thành: kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty được thực hiện theo mô hình chi phí thực tế và tính giá thành bằng phương pháp trực tiếp.

 Đối tượng tập hợp chi phí: là các nhà máy, phân xưởng sản xuất khí. Hiện tại, các nhà máy sản xuất khí của công ty được chia theo chức năng và chi nhánh như sau: dây truyền tách khí số 1 sản xuất sản phẩm lỏng tại Biên Hòa (ASP1), dây truyền tách khí số 2 sản xuất sản phẩm khí tại Biên Hòa (ASP2), bộ phận nạp tại Biên Hòa, nhà máy sản xuất Nitơ tại Mỹ Xuân (MXF-N2), nhà máy sản xuất Hydro tại Mỹ Xuân (MXF-H2), nhà máy sản xuất Hydro tại Phú Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần gas việt nhật (Trang 46)