Tổ chức hệ thống tài khoản
Hệ thống tài khoản phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp tổ chức hệ thống tài khoản căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành.
Bên cạnh đó, để có số liệu một cách chi tiết phục vụ nhu cầu quản trị doanh nghiệp, kế toán quản trị phải sử dụng những tài khoản chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu cụ thể.
Như vậy, căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán Nhà nước ban hành cho kế toán tài chính, doanh nghiệp lựa chọn các tài khoản cần thiết cho yêu cầu quản lý. Sau đó, tiến hành mở thêm các khoản cấp 2, các tài khoản cấp 3, cấp 4… và chi tiết các tài khoản theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ… và tổ chức mã hoá hệ thống tài khoản phục vụ cho kế toán quản trị.
Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Hệ thống sổ kế toán đối với kế toán quản trị được thiết lập cơ bản trên nền tảng hệ thống sổ kế toán do Nhà nước quy định. Doanh nghiệp có thể thêm các chỉ tiêu chi tiết cho từng mục đích sử dụng, từng đối tượng quản lý nhằm phục vụ cho công tác quản lý nội bộ.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống sổ kế toán mới riêng biệt, cụ thể phù hợp với từng mục đích quản lý tại đơn vị.
1.4.4. Tổ chức hệ thống thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra của kế toán quản trị là hệ thống các báo cáo kế toán quản trị Các yêu cầu thiết lập đối với hệ thống báo cáo kế toán quản trị
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầucung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể.
Nội dung hệ thống báo cáo kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủvà đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán quản trị cần phải được thiết kế phù hợpvới các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có thể thay đổitheo yêu cầu quản lý của các cấp.
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị của một doanh nghiệp thường bao gồm:
Báo cáo tình hình thực hiện:
Báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Báo cáo khối lượng hàng hoá mua vào và bán ra trong kỳ theo đối tượng khách hàng, giá bán, chiết khấu và các hình thức khuyến mại khác.
Báo cáo chi tiết khối lượng sản phẩm (dịch vụ) hoàn thành, tiêu thụ.
Báo cáo chấp hành định mức hàng tồn kho.
Báo cáo chi tiết sản phẩm, công việc hoàn thành.
Báo cáo cân đối nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá.
Báo cáo chi tiết nợ phải thu theo thời hạn, khách hàng và khả năng thu nợ.
Báo cáo chi tiết các khoản nợ vay, nợ phải trả theo thời hạn nợ và chủ nợ.
Báo cáo bộ phận lập cho trung tâm trách nhiệm.
Báo cáo phân tích:
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất và tài chính.
Ngoài ra, căn cứ vào yêu cầu quản lý, điều hành của từng giai đoạn cụ thể, doanh nghiệp có thể lập các báo cáo kế toán quản trị khác.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Kế toán quản trị cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin kịp thời, chính xác, thích hợp về tình hình tài chính, tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin do kế toán quản trị mang lại là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó hoàn thiện công tác kế toán quản trị tại công ty có một ý nghĩa quan trọng. Hoàn thiện công tác kế toán quản trị là sẽ hoàn thiện những nội dung của kế toán quản trị như hệ thống dự toán ngân sách, các trung tâm trách nhiệm, hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành, nhận diện và ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. Trên cơ sở tình hình thực hiện công tác kế toán quản trị tại công ty để đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
Nắm vững các nội dung của kế toán quản trị là cơ sở đánh giá những nội dung của công tác kế toán quản trị của một doanh nghiệp cụ thể, từ đó đề xuất những biện pháp hoàn thiện công tác kế toán quản trị. Từ đó giúp cho hệ thống kế toán quản trị của công ty đạt được được hiệu quả cao nhất. Khi đó kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính sẽ trở thành công cụ hỗ trợ cho nhà quản trị trong việc giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GAS VIỆT NHẬT
2.1.Giới thiệu tổng quan về công ty và tình hình tổ chức công tác kế toán 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Gas Việt Nhật (VIJAGAS), được thành lập bởi Tập đoàn Taiyo Nippon Sanso và Tomoe Shokai. Ngày 16 tháng 1 năm 1996 VIJAGAS được thành lập theo giấy phép Đầu tư số 1475/GP do Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai cấp. Sau 3 năm xây dựng, công ty đã chính thức đi vào hoạt động từ năm 1999. VIJAGAS là công ty có 100% vốn đầu tư Nhật Bản do ông Haruhiko Yasuga, chức vụ Tổng Giám Đốc, làm đại diện. Văn phòng của công ty đặt tại số 33, Đường 3A, Khu công nghiệp Biên Hòa II, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Nhằm đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm khí công nghiệp, khí y tế chất lượng tốt nhất, VIJAGAS luôn nỗ lực không ngừng để tiếp cận nền công nghệ tiên tiến từ công ty mẹ. VIJAGAS có hai dây chuyền tách khí. Cái mới nhất và lớn nhất tại Việt Nam được hoàn thành vào tháng 7 năm 2005. Những dây chuyền tách khí này được hoàn toàn kết nối với với máy tính, kết hợp với công nghệ mới nhất, hệ thống điều khiển tiên tiến (DCS) và hệ thống nén khí cho hiệu quả hoạt động cao. Sự kiện này đã đánh dấu một bước phát triển lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty, nâng cao uy tín cho công ty.
Kể từ lúc thành lập đến nay, VIJAGAS đã mở thêm một số chi nhánh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tháng 6 năm 2007, VIJAGAS đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất Mỹ Xuân tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu. Tại nhà máy sản xuất này, VIJAGAS tự hào cung cấp một dây chuyền sản xuất hàng loạt khí Hydro với độ tinh khiết cao (99,998%) lần đầu tiên tại thị trường miền Nam.
Tháng 12 năm 2007, VIJAGAS mở thêm văn phòng chi nhánh tại Hà Nội ở Cao ốc Apex, Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trường khí công nghiệp và y tế ở khu vực phía Bắc.
Tháng 4 năm 2010 việc xây dựng nhà máy Phú Mỹ tại Khu công nghiệp Phú Mỹ I, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu hoàn thành và chính thức đi vào sản xuất sản phẩm. Với diện tích 20.000 m2, nhà máy Phú Mỹ sẽ đảm bảo khả năng cung cấp sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện tại và trong tương lai. Tháng 7 năm 2012, chi nhánh Bình Dương và tháng 1 năm 2013, chi nhánh Hưng Yên chính thức đi vào hoạt động sản xuất sản phẩm.
Trải qua hơn 12 năm hoạt động, công ty đã phát triển không ngừng và tự hào trở thành nhà cung cấp khí công nghiệp và y tế hàng đầu tại Việt Nam.
2.1.2. Quy mô sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Quy mô về vốn 2.1.2.1. Quy mô về vốn
Tổng tài sản của công ty tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 là: 2.102.123.033.000 VND
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn: 252.020.039.000 VND
Tài sản dài hạn: 1.850.102.994.000 VND
2.1.2.2. Quy mô về lao động
Do tính chất riêng của quy trình sản xuất, số lao động trong công ty không nhiều nhưng đây đều là những nhân viên có năng lực, có trình độ chuyên môn vững vàng, có khả năng xử lý công việc tốt. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 tổng số nhân viên hiện đang làm việc tại công ty là 255 nhân viên.
2.1.2.3. Diện tích nhà xưởng
Diện tích nhà xưởng tại Biên Hòa và hai chi nhánh Mỹ Xuân và Phú Mỹ được tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013, cụ thể như sau:
Nhà máy Biên Hòa có diện tích nhà xưởng là 10.000 m2
Nhà máy Mỹ Xuân có diện tích nhà xưởng là 10.000 m2
Nhà máy Phú Mỹ có diện tích nhà xưởng là 20.000 m2
Nhà máy Bình Dương có diện tích nhà xưởng là 10.000 m2 Nhà máy Hưng yên có diện tích nhà xưởng là 5.000 m2
2.1.2.4. Quy trình sản xuất sản phẩm
Dây chuyền tách khí – MMG 6,000 được dùng để sản xuất Oxy và Nitơ. Dây chuyền có hai hệ thống chính:
+ Một là hệ thống tách khí dùng để sản xuất Nitơ khí, Oxy khí. Hệ thống này bao gồm máy nén khi, máy lạnh, bộ làm sạch khí, bộ trao đổi nhiệt, và cột chưng cát
Dây chuyền này còn có hệ thống điều khiển phân phối, dùng để theo dõi và điều khiển các điều kiện của toàn bộ dây chuyền.
Quy trình vận hành: + Hệ thống tách khí:
Khí dẫn vào sẽ được lọc bụi bằng bộ lọc khí và đưa đến máy nén để nén đến áp suất xấp xỉ 530 KPAG rồi chuyển qua bộ làm lạnh. Sau đó khí được đưa đến bộ lọc phân tử.
Bộ lọc phân tử gồm hai cột hấp thụ, nó sẽ loại bỏ các tạp chất như hơi nước và khí CO2 từ không khí. Cứ mỗi 4 giờ thiết bị này sẽ tự động chuyển cột. Trong khi cột 1 đang lọc phân tử thì cột 2 sẽ được tái sinh bởi khí thải từ hộp lạnh.
Sau đó khí sẽ được dẫn vào hộp lạnh và được làm mát bằng cách trao đổi nhiệt với khí ở cột thấp trong bộ trao đổi nhiệt chính. Khí được làm mát sẽ đi vào cột thấp, tại đây sẽ diễn ra quá trình tách không khí thành khí Nitơ và không khí lỏng giàu Oxy. Trong thiết bị ngưng tụ chính khí Nitơ ngưng tự và hoá lỏng. Không khí lỏng giàu oxy trong cột thấp sẽ đi qua bộ trao đổi nhiệt chính đến độ cao và tách thành Nitơ và Oxy bằng cách chưng cất trong hộp cao.
Khí Nitơ tinh khiết đựơc lấy từ đỉnh hộp cao. Khí Oxy tinh khiết và Oxy lỏng thì được lấy ra từ phần thấp hơn của cột cao. Tát cả các khí sẽ đi qua bộ trao đổi nhiệt chính để thu hồi độ lạnh và cuối cùng được làm nóng lên bằng với nhiệt độ môi trường. Dòng khí Nitơ tinh khiết áp suất trung bình từ đỉnh cột thấp được dẫn đến thiết bị tái nén khí Nitơ. Sản phẩm Nitơ lỏng lấy từ phần trên của cột thấp, sau khi qua bộ ngưng tụ chính được làm lạnh thêm ở bộ làm mát Nitơ phụ
+ Hệ thống tái nén Nitơ
Nitơ từ cột thấp và cột cao được nén trong máy FNC và RNC, sau đó được làm mát bằng cách trao đổi nhiệt với nước làm mát trong bộ làm mát sau. Năng lượng dung để quay buồng nén của các tuabin được lấy từ tuabin dãn nở ấm và lạnh vì chúng nối với nhau.
Nitơ áp suất cao đi qua bộ trao đổi nhiệt đến bộ trao đổi nhiệt nitơ tuần hoàn., nơi nó được làm mát bằng cách trao đổi nhiệt với luồng Nitơ tuần hoàn. Ở phần giữa của bộ trao đổi nhiệt, một phần của luồng Nitơ áp súât cao đi đến tuabin dãn nở ấm và tuabin dãn nở lạnh. Phần còn lại của buồng Nitơ áp suất cao được làm lạnh thêm bằng cách trao đổi nhiệt với luồng Nitơ tuần hoàn trong bộ trao đổi nhiệt
Nitơ tuần hoàn trước khi được dãn nở thành hỗn hợp khí và lỏng Nitơ đi vào trong cột thấp qua van JT, lượng Nitơ ở dạng lỏng này được dung làm nguồn lạnh cho cột thấp. Dòng Nitơ ra khỏi tuabin dãn nở ám và tuabin dãn nở lạnh được tuần hoàn qua bộ trao đổi nhiệt Nitơ tuần hoàn, nơi nó được làm ấm lên bởi dòng Nitơ áp suất cao.
Khi ra khỏi bộ trao đổi nhiệt tuần hoàn, dòng Nitơ tuần hoàn đi đến máy nén Nitơ tuần hoàn để tái nén.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty 2.1.3.1. Chức năng của công ty
Cung cấp các loại khí công nghiệp và y tế chất lượng cao như: Nitơ lỏng - LN2, Oxy lỏng - LO2, Argon lỏng - LAr, Khí oxy - GO2, Khí nitơ - GN2, Khí cacbonic - CO2, Khí Acetylen - C2H2, Khí hydro - H2, Khí Helium - He, Khí Argon - Gar, v.v…
Cung cấp các loại khí trộn theo yêu cầu: Khí trộn Laser như He+CO2+CO+N2, khí trộn để hàn như AR+CO2, AR+H2, EO+CO2…..
Cung cấp thiết bị, dịch vụ, thiết kế, lắp đặt cho việc cung cấp khí công nghiệp bằng đường ống.
2.1.3.2. Nhiệm vụ của công ty
Kinh doanh theo đúng ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh.
Tuân thủ theo các quy định của pháp luật về kiểm toán, kế toán.
Tôn trọng các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm.
Thực hiện theo quy định pháp luật về bảo hiểm cho người lao động, tôn trọng nhân phẩm lợi ích của người lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia các tổ chức chính trị, xã hội.
Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm gas công nghiệp, gas y tế có chất lượng tốt nhất.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức các phòng ban 2.1.4.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đ ồ 2. 1: Sơ đ ồ tổ ch ứ c b ộ máy c ông ty CP Gas Vi ệt Nh ật S ản xu ất GĐ chi nhánh BÌNH DƯ ƠNG Thư ký K ỹ thu ật PHÚ M Ỹ GĐ S ản x u ất và Công ngh ệ GĐ chi nhánh N ạp Thư ký ISO Ch ất lư ợng BIÊN H ÒA T Ổ NG G IÁM Đ Ố C P. mua hàng Tài ch ính k ế to án GĐ Kinh doanh và Hành chánh H ành Chính Nhân s ự K inh D oanh GĐ chi nhánh HÀ N Ộ I Thư ký HƯNG Y ÊN GĐ chi nhánh M Ỹ XUÂ N GĐ chi nhánh (Ngu ồn: P hòng N hân sự , 2014)
2.1.4.2. Nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc:
Tổng giám đốc
Xây dựng những kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Tiến hành ký kết các hợp đồng kinh doanh với các đối tác. Quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các khách hàng chủ yếu.
Hướng dẫn các cuộc họp hội đồng quản trị theo định kỳ hoặc các cuộc họp bất thường.
Lên kế hoạch tuyển dụng các vị trí giám đốc của các bộ phận và chi nhánh.
Theo dõi, quản lý quy trình luân chuyển vốn và các vấn đề về tài chính.
Hỗ trợ giám đốc các chi nhánh trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty và giải quyết các vấn đề xảy ra (nếu có). Đưa ra ý kiến trong việc lập các kế hoạch tại các phòng ban và chi nhánh.