Nghiên cứu bào chế viên metformin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu

Một phần của tài liệu luận án công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén metformin giải phóng kéo dài (Trang 27 - 28)

bơm thẩm thấu

Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu ứng dụng bơm thẩm thấu trong bào chế thuốc GPKD chứa MH. Viê ̣c phối hơ ̣p giữa MH và glipizid sẽ đem la ̣i hiê ̣u quả nhiều hơn so với viê ̣c sử du ̣ng đơn đô ̣c do đem la ̣i tác du ̣ng hiê ̣p đồng. Vì vâ ̣y, Ouyang D. và cs. (2005) [68] và Bharadwaj P. và

cs. (2012) [26] đã nghiên cứu bào chế hê ̣ bơm thẩm thấu quy ước có thể giải phóng đồng thời cả MH và glipizid duy trì trong mô ̣t khoảng thời gian. Cả hai nghiên cứu đều sử du ̣ng phương pháp xát ha ̣t ướt để bào chế viên nhân.

Ouyang D. và cs. (2005) [68] nhận thấy: MH không chỉ đóng vai trò là dươ ̣c chất mà còn là chất ta ̣o áp lực thẩm thấu. Hê ̣ bơm thẩm thấu tối ưu được chứng minh có thể giải phóng đồng thời cả hai dược chất với tốc đô ̣ hằng đi ̣nh gần theo đô ̣ng ho ̣c bâ ̣c 0 kéo dài tới 10 giờ khi thử nghiê ̣m trong môi trường pH 6,8, tốc độ GPDC không phu ̣ thuô ̣c vào pH môi trường hòa tan. Bharadwaj P. và cs. (2012) [26] nhận thấy khi tăng lượng TD thẩm thấu (manitol và lactose) trong viên nhân thì tốc đô ̣ GPDC tăng. PVP K30 không ảnh hưởng đến tốc đô ̣ GPDC. Lekkala V.K. (2010) [56] cũng nghiên cứu bào chế và tối ưu hóa công thức viên MH GPKD theo cơ chế bơm thẩm thấu với hàm lượng dược chất là 1000 mg, nhận thấy: Tốc đô ̣ GPDC có thể kiểm soát đươ ̣c nhờ áp suất thẩm thấu của viên nhân, đô ̣ cứng của viên nhân và khối lươ ̣ng màng bao. Tốc độ GPDC không phụ thuộc vào pH và tốc đô ̣ khuấy của môi trường nhưng tỷ lê ̣ nghi ̣ch với áp suất thẩm thấu của môi trường hòa tan. Qin C. và cs. (2014) [73] đã bào chế hê ̣ bơm thẩm thấu chứa đồng thời hai dươ ̣c chất với đô ̣ng ho ̣c bâ ̣c 0, trong đó MH và repaglinid được chứa trong các lớp khác nhau và ngăn cách bởi lớp đẩy. Bơm thẩm thấu được bào chế

bằng cách dâ ̣p viên ba lớp sau đó bao bằng mô ̣t màng bán thấm. Khi tăng lươ ̣ng TD đẩy, TD thẩm thấu và PEG 400 ở màng sẽ làm tăng GPDC. Sự có mă ̣t của PEO WSR N10 và N80 với tỷ lê ̣ sử du ̣ng trong nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến sự giải phóng MH. Như vậy, tốc đô ̣ giải phóng MH tỷ lê ̣ thuâ ̣n với đường kính lỗ khoan và lượng TD thẩm thấu trong viên nhân và tỷ lê ̣ nghi ̣ch với bề dày màng bao; pH và tốc đô ̣ khuấy của môi trường hòa tan không ảnh hưởng đến tốc đô ̣ GPDC. Dữ liê ̣u GPDC từ hê ̣ bơm thẩm thấu gần nhất với mô hình đô ̣ng ho ̣c bâ ̣c không.

Ngoài dạng cốt và dạng bơm thẩm thấu, hiện nay cũng có một số nghiên cứu khác bào chế thuốc GPKD chứa MH như: Patil S.A. và cs. (2010) [70] đã nghiên cứu bào chế hê ̣ phân tán rắn GPKD chứa MH, trong đó sử du ̣ng HPMC K100M làm chất mang bằng phương pháp bay hơi dung môi và nghiền la ̣nh. Dạng nổi GPDC ở dạ dày được sử dụng trong một số nghiên cứu: Ashok A.H. và cs. (2012) [20], Wadher K.J. và cs. (2013) [106]. Bên cạnh đó, cũng có mô ̣t số nghiên cứu bào chế pellet MH GPKD như: Lã Thị Lệ Quyên (2008) [13] sử dụng TD kiểm soát là hỗn hợp ethylcellulose và TEC; Tri ̣nh Phương Thảo (2013) [14] sử du ̣ng phương pháp đùn - ta ̣o cầu. Kết quả, đã chọn được công thức pellet có khả năng GPDC khá đều đặn tương đương viên đối chiếu Glucophage XR 500 mg với lượng dược chất giải phóng tỉ lệ tuyến tính với căn bậc 2 của thời gian. Hasan A.A. và cs. (2013) [44] nghiên cứ u sử du ̣ng Span 40 và cholesterol để bào chế niosom chứa MH bằng kĩ thuâ ̣t bốc hơi pha đảo. Như vậy, các nghiên cứu bào chế viên MH GPKD hiện nay chủ yếu tập trung vào dạng cốt vì MH có tính tan tốt trong nước nên có thể tạo cốt thân nước hoặc sơ nước. Bên cạnh đó, MH GPKD cũng được bào chế dạng thẩm thấu, vi cầu nổi trong dạ dày hoặc pellet.

Một phần của tài liệu luận án công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén metformin giải phóng kéo dài (Trang 27 - 28)