So sánh viên thẩm thấu và viên cốt

Một phần của tài liệu luận án công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén metformin giải phóng kéo dài (Trang 129 - 131)

- Đường chuẩn và khoảng tuyến tính

4.1.3.So sánh viên thẩm thấu và viên cốt

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.3.So sánh viên thẩm thấu và viên cốt

Qua việc kết quả nghiên cứu bào chế công thức viên MH GPKD dạng cốt thân nước và dạng bơm thẩm thấu nhận thấy có sự khác biệt nổi bật về quy trình bào chế và các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát tốc độ GPDC từ hệ.

Về quy trình bào chế:

Viên nén dạng cốt thân nước là hệ kiểm soát GPDC dễ thiết kế công thức và giá thành rẻ. Có thể sử dụng nhiều phương pháp bào chế viên nén như

dập thẳng, tạo hạt ướt, tạo hạt khô. Trong đề tài này, viên MH GPKD được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt với thành phần đơn giản gồm dược chất, polyme thân nước HPMC K100M, TD dính PVP K90, TD độn Avicel PH101 và TD trơn magnesi stearat.

Đối với dạng bơm thẩm thấu, sau khi bào chế viên nén nhân bằng phương pháp xát hạt ướt còn phải thực hiện thêm 3 công đoạn, cụ thể:

+ Bao màng bán thấm bằng phương pháp bao film: Cần kiểm soát được các thông số bao, độ dày màng bao và độ đồng đều lớp bao.

+ Khoan miệng GPDC: Kiểm soát độ đồng đều kích thước lỗ khoan. + Bao lớp giải phóng nhanh bằng phương pháp bao bồi: Kiểm soát độ đồng đều hàm lượng dược chất trong lớp bao, thông số bao và độ đồng đều của lớp bao.

Như vậy, xét về quy trình viên MH GPKD dạng thẩm thấu phải bào chế qua nhiều công đoạn hơn, kiểm soát nhiều thông số, cần nhiều trang thiết bị và tốn nhiều thời gian hơn so với viên dạng cốt.

Về các yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm soát tốc độ GPDC:

Quá trình GPDC từ hệ cốt chứa MH cho thấy chịu ảnh hưởng chủ yếu của loại và tỷ lệ của TD tạo cốt. Đối với viên MH GPKD dạng thẩm thấu, tốc độ GPDC từ hệ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: TD tạo áp suất thẩm thấu (trong viên nhân), độ dày màng bao bán thấm, kích thước miệng giải phóng và thành phần lớp bao giải phóng nhanh.

Viên MH GPKD dạng cốt thân nước và dạng bơm thẩm thấu đã được bào chế thành công. Tuy nhiên, do có sự khác nhau về quy trình bào chế và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ GPDC từ hệ, việc lựa chọn viên dạng cốt để nâng cấp quy trình ở quy mô pilot cho thấy khả thi hơn và phù hợp hơn với điều kiện sẵn có.

Một phần của tài liệu luận án công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc nghiên cứu bào chế và đánh giá sinh khả dụng viên nén metformin giải phóng kéo dài (Trang 129 - 131)