Thúc Sinh những ngày sống bên Kiều

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 82 - 83)

Chương III: Đặc điểm lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải với việc thể hiện tính cách các nhân vật này

3.2.1. Thúc Sinh những ngày sống bên Kiều

Thúc Sinh bên Thúy Kiều, việc đầu tiên là ngơ ngác hỏi về gia cảnh nhà nàng rồi hùng hồn thề hẹn sẽ là chỗ dựa vững chắc cho Kiều; khi biến cố xảy ra, anh lại chỉ biết một mực nhận lỗi về mình, than thở, muốn sống chết vì tình…

Thúc Sinh “màu mè” với những luận cứ hùng hồn, ngôn từ “kêu như chuông” nhưng sáo rỗng: “Từ thuở tương tri/ Tấm riêng riêng những nặng vì nước non”, “Trăm năm tính cuộc vuông tròn/ Đường xa chớ ngại Ngô Lào”, “Trăm điều hãy cứ trông vào một ta”… Thêm vào đó, anh ta rất hay than thở, khóc lóc và nhiệt tình… nhận tội: “Con biết tội đã nhiều/ Trót vì tay đã nhúng chàm”, “Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!/ Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu”, “Tại tôi hứng lấy một tay”…

Những ngày sống bên Thúc Sinh, Kiều luôn cảm thấy bất an, thiếu tin tưởng vì hiểu rằng Thúc Sinh đã có gia đình. Anh ta hào hiệp trấn an Kiều, viện đến mọi lời non nước, Ngô Lào song tất cả đều chung chung, nói đi vẫn phải nói lại khiến Thúy Kiều không khỏi thắc thỏm.

Quả có vậy, là người phụ nữ sắc sảo, Thúy Kiều đã hiểu rõ bản chất hời hợt của chàng Thúc: “Yêu hoa yêu được một màu điểm trang/ Rồi ra lạt phấn phai hương/ Lòng kia giữ được thường thường mãi chăng?” và nàng còn biết biết lo nghĩ sâu xa về hoàn cảnh, gia thế của Thúc Sinh: đã có vợ, gia đình danh gia vọng tộc…

Đường xa chớ ngại Ngô Lào,/ Trăm điều hãy cứ trông vào một ta (p2)/ Đã gần chi có điều xa/ Đá vàng đã quyết phong ba cũng liều! (r)”. [1359 – 1366]

Trước hết, Thúc Sinh trách Thúy Kiều chưa hiểu hết tình cảm to tát của anh ta dành cho nàng (p1). Tiếp đến, anh ta hùng hồn lập luận để chứng minh và khẳng định mình là người đàn ông đáng tin cậy. Anh ta dùng các luận cứ là sự bác bỏ nỗi lo lắng của Kiều, “Đường xa chớ ngại Ngô Lào/ Trăm điều hãy cứ trông vào mình ta” (p2) và kết luận là lời hứa hẹn “Đá vàng đã quyết phong ba cũng liều” (r)để trấn an người tình. Rõ ràng, mọi lo lắng của Thúy Kiều thì rất cụ thể nhưng luận cứ của Thúc Sinh thì chung chung, to tát, nó cho thấy chàng Thúc khá hời hợt, văn chương, sách vở, chưa suy nghĩ thật thấu đáo và cụ thể vấn đề.

Nhưng Thúy Kiều đã không dễ bị thuyết phục bởi những lời chung chung, đại khái, nghe rất lọt tai song cũng rất mơ hồ như vậy nên phải tiếp tục “căn vặn đến điều” chàng Thúc suốt đêm thâu.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w