So sánh đặc điểm của các thành phần lập luận của ba nhân vật

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 67 - 76)

của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả

2.3.2.So sánh đặc điểm của các thành phần lập luận của ba nhân vật

Xét về tính hàm ẩn của các thành phần lập luận, ta có bảng sau:

Nhân vật Kim Trọng Thúc sinh Từ Hải

Thành phần Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Luận cứ hàm ẩn 13/20 65% 10/18 55,6% 7/10 70%

Kết luận hàm ẩn 14/20 70% 9/18 50% 5/10 50%

Bảng 2.3.2. So sánh đặc điểm của các thành phần lập luận của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải

Về thành phần luận cứ, nhân vật Kim Trọng có 13/20 lập luận chứa luận cứ hàm ẩn (65%); con số này ở Thúc Sinh là 10 (55,6%) và Từ Hải là 7 (70%).

Về thành phần kết luận, nhân vật Kim Trọng có 14/20 lập luận chứa kết luận hàm ẩn (70%). Con số này ở Thúc Sinh là 9/18 (50%) và Từ Hải là 5/10 (50%).

Có thể thấy tỉ lệ luận cứ hàm ẩn và kết luận hàm ẩn của cả ba nhân vật đều khá lớn. Điều đáng lưu ý là Nguyễn Du thường dùng câu không theo mục đích nói và hệ thống hình ảnh ước lệ, ẩn dụ để tạo ra tính hàm ẩn cho luận cứ và kết luận của nhân vật.

2.3.2.1. So sánh thành phần luận cứ

Với Kim Trọng, luận cứ của chàng thường sử dụng hệ thống hình ảnh ước lệ, ẩn dụ, điển tích điển cố để tạo tính hàm ẩn. Cụ thể, trong 13/20 lập luận chứa luận cứ hàm ẩn có 5 lập luận sử dụng các điển tích, điển cố làm luận cứ (38,5%), 8 lập luận có luận cứ sử dụng những hình ảnh đẹp đẽ, cao quý để nói về Kiều: “báu”, “thơm rơi”, “đài gương”, khuôn thiêng”, “lượng xuân”, “châu ngọc”, “vàng ngọc”, “lá hoa” (61,5%). Ngoài ra còn cần nói đến biện pháp nói quá xuất hiện trong luận cứ của 4 lập luận (30,8%).

Với Thúc Sinh, trong 10/18 lập luận có luận cứ hàm ẩn, 7 luận cứ chứa các hình ảnh ẩn dụ (Tấm riêng riêng những nặng vì nước non, Trăm năm tính cuộc

(70%), 5 luận cứ chứa câu không theo mục đích nói (Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra?, Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao?, Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!...) (50%).

Với Từ Hải, 7/10 lập luận có luận cứ hàm ẩn, 6 luận cứ chứa câu không theo mục đích nói (Phải người trăng gió vật vờ hay sao?, Cười rằng: Tri kỉ trước sau

mấy người?, Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?, Theo càng thêm bận biết là đi đâu?, Nhớ lời nói những bao giờ hay không?, Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?...) (85,7%), 3 luận cứ chứa hình ảnh ẩn dụ, điển tích, điển cố (Khiến người lại nhớ câu Bình nguyên quân, Bấy nay kẻ Việt người Tần cách xa…) (42,9%). 1

luận cứ ẩn hoàn toàn (trong lập luận: Việc ấy để cho mặc nàng).

2.3.2.2. So sánh thành phần kết luận

Với Kim Trọng, trong 14/20 lập luận có kết luận hàm ẩn, có 8 lập luận mà kết luận được biểu thị dưới dạng câu nghi vấn (57,1%), 6 kết luận được thể hiện dưới dạng câu cảm thán, cầu khiến (42,9%).

8 kết luận được biểu thị dưới dạng câu nghi vấn đó là: (1) “Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?”.

(2) “Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?”. (3) “Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?”.

(4) “Lựa chi những bậc tiêu tao/ Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?”. (5) “Ở đây hoặc có giai âm chăng là?”.

(6) “Bóng chim tăm cá biết đâu mà nhìn!”. (7) “Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai?”. (8) “Hay là khổ tận đến ngày cam lai?”.

Trong đó, các kết luận (2), (3), (5) có mục đích là hỏi, bày tỏ sự nghi vấn (33,3%). Phần còn lại (66,7%) là nhằm mục đích khác. Riêng kết luận (7) có sử dụng từ để hỏi “biết đâu” song lại sử dụng dấu chấm than (!) ở cuối câu càng thể hiện rằng câu nhằm mục đích khác chứ không phải mục đích nghi vấn của câu. Những mục đích đó có thể là để thăm dò (1), trách (4) (7), khẳng định – cảm thán (8).

Trong đó, các kết luận (1), (2), (6), (7), (8) có sử dụng các hình ảnh ẩn dụ góp phần làm nên tính hàm ẩn cho nghĩa của kết luận: Hợp Phố, châu, đài gương, dấu bèo, bóng chim tăm cá, gánh chung tình…

6 kết luận được biểu thị dưới dạng câu cảm thán, cầu khiến đó là: (1) “Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!”

(2) “Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là!”. (3) “Phúc nào nhắc được giá này cho ngang!”. (4) “Thì đem vàng đá mà liều với thân!”. (5) “Còn tôi tôi một gặp nàng mới thôi!”.

(6) “Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu!”.

Trong đó, mục đích của những kết luận trên cũng khá đa dạng với những sắc thái phong phú. Có thể là khẳng định – trân trọng (1) (3), cầu khiến, nài nỉ (2), cam đoan – thề hẹn (4), khẳng định – quyết tâm (5), trách (6).

Câu hỏi tu từ, câu cầu khiến – cảm thán được sử dụng trong tư cách kết luận của lập luận với số lượng khá lớn cho thấy Kim Trọng là người tế nhị, tinh tế, giàu tình cảm với nhiều cung bậc cảm xúc và những sắc thái tình cảm phong phú, đa dạng. Đặc biệt, với số lượng lớn kết luận được biểu thị dưới dạng câu hỏi tu từ còn cho thấy chàng thường chọn “đường vòng” để biểu lộ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc thật của mình.

Với Thúc Sinh, trong 9/18 kết luận hàm ẩn, có 4 kết luận được biểu thị dưới dạng câu hỏi (44,4%), 5 kết luận được biểu thị dưới dạng câu cảm thán (33,3%). Có thể thấy các kết luận đó lần lượt như sau:

- Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai? (1) - Nào ai có khảo mà mình lại xưng? (2). - Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau! (3). - Trăm thân dễ chuộc một lời được sao? (4)

- Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông! (1) - Đá vàng đã quyết phong ba cũng liều! (2)

- Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi! (3) - Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi! (4)

- Con tằm đến thác cũng còn vương tơ! (5)

Có thể thấy trong 4 kết luận được thể hiện dưới dạng câu nghi vấn đều là câu nghi vấn tu từ. Riêng kết luận “Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau” có hình thức là câu nghi vấn – có từ để hỏi “Ai hay…(?)” nhưng lại được sử dụng dấu chấm than. Cả 4 câu hỏi tu từ nói trên đều không dùng để hỏi mà dùng để khẳng định, nhấn mạnh (1, 3, 4), để cảm thán (2). 3 kết luận được thể hiện dưới dạng câu cảm thán nhằm bộc lộ sự cam kết mang sắc thái tự hào (1), xót xa, ngậm ngùi (2), buồn đau (3).

Với các kết luận hàm ẩn được thể hiện dưới hình thức là câu cảm thán hoặc có sắc thái cảm thán, đặc điểm này một lần nữa phản ánh tính cách nhân vật Thúc Sinh là người yếu đuối, ủy mị.

Với Từ Hải, 1/10 kết luận hàm ẩn có sử dụng hình ảnh ẩn dụ: “Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi!”. 4/10 kết luận hàm ẩn đều được biểu thị dưới dạng câu nghi vấn (không theo mục đích nói) (40%). Cụ thể:

(1) “Lại đây xem lại cho gần,

Phỏng tin được một vài phần hay không?”. (2) “Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?” (3) “Anh hùng mới biết anh hùng,

Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?”. (4) “Chọc trời quấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?”.

Với 4 kết luận thuộc kiểu câu nghi vấn, có thể thấy rằng (1) mang sắc thái hoài nghi, tò mò, (2) (3) (4) đều là câu hỏi tu từ với những mục đích khác nhau: (2) mang ý trách, (3) thể hiện sắc thái tự hào, mãn nguyện, (4) thể hiện sự ngang tàng, có phần tự mãn của Từ Hải.

Từ những kết luận hàm ẩn được biểu thị dưới dạng câu nghi vấn một lần nữa cho thấy thái độ sống của Từ Hải trong cuộc đời: sự ngang tàng, khí phách, mạnh

mẽ, tự tin tuy vậy, không tránh khỏi sắc thái tự mãn, quá tin vào mình mà ít quan tâm, để ý đến những đối tượng xung quanh.

2.3.2.3. So sánh các dấu hiệu giá trị học

a. So sánh kết tử lập luận và tác tử lập luận

Có thể thấy trong lập luận của cả ba nhân vật, việc sử dụng kết tử lập luận và tác tử lập luận rất hạn chế. Kim Trọng với 20% lập luận sử dụng kết tử lập luận và 10% lập luận có luận cứ sử dụng tác tử lập luận. Thúc Sinh với 11,1% lập luận sử dụng kết tử lập luận, 5,6% lập luận sử dụng tác tử lập luận. Thậm chí với Từ Hải, không sử dụng tác tử lập luận, chỉ sử dụng 1 lần kết tử lập luận.

Điều này có thể được giải thích bởi bản thân thơ ca tính hàm súc rất cao, văn bản nói chung, lời nói - lập luận của nhân vật nói riêng chủ yếu liên kết bằng nội dung – tính mạch lạc, không chú trọng liên kết về hình thức. Bên cạnh đó, nếu kết tử lập luận có vai trò đánh dấu phát ngôn trở thành luận cứ hay kết luận của một lập luận thì ở đây, ngoài nội dung lập luận, yếu tố ngữ cảnh cùng giúp phân biệt lập luận – kết luận. Chẳng hạn, khi Thúc Sinh nói:

“… Từ thuở tương tri,

Tấm riêng riêng những nặng vì nước non. Trăm năm tính cuộc vuông tròn, Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”.

Đặt vào ngữ cảnh của lập luận: Sinh tưởng Kiều là họ hàng, con cái của Tú Bà nên thấy lạ khi Kiều nói về cha mẹ, quê hương. Thấy thái độ của Thúc Sinh, Kiều buồn bã từ chối kể chuyện mình. Do đó, chàng Thúc hăng hái: Từ lâu đã nặng lòng vì nàng, muốn cưới nàng làm vợ (nên) phải hỏi cặn lẽ mọi điều về nàng (“… Trăm năm tính cuộc vuông tròn/ (Nên) Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”). Như vậy, không cần kết tử lập luận song các luận cứ vẫn liên kết với nhau và vẫn dễ dàng phân biệt được luận cứ - kết luận trong lập luận của Thúc Sinh.

Về tác tử lập luận, nếu yếu tố này ảnh hưởng đến tiềm năng lập luận của luận cứ thì thực tế, trong lập luận của các nhân vật trên, tiềm năng lập luận của nhân vật lại được quyết định bởi trật tự của luận cứ. Cụ thể là luận cứ càng gần kết luận, hiệu

quả lập luận càng mạnh. Ví dụ, trong lập luận của Từ Hải khi từ chối yêu cầu xin ra chiến trận của Thúy Kiều, có thể thấy thứ tự các luận cứ như sau:

+ Bao giờ ta chiến thắng thì mới về gặp nàng (“Bao giờ mười vạn tinh binh/ Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường/ Làm cho rõ mặt phi thường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”) (p1).

+ Bây giờ ta chưa có cơ nghiệp gì nàng theo chỉ thêm bận (“Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu?”) (p2).

-> (bởi vậy) nàng nên ở nhà đợi trong thời gian ngắn (“Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì!” (r).

Với p1, Kiều có thể phản bác rằng: Thiếp yêu chàng không phải vì danh vọng vì thế không cần vinh quang, thiếp vẫn một lòng cùng chàng nếm trải khó khăn. Nhưng với p2, một người vợ yêu chồng không thể phản bác được. Nếu đặt p2 lên trước p1, hiệu quả lập luận lập tức bị giảm do khoảng cách với kết luận bị giãn, loãng.

b. So sánh các chỉ dẫn lập luận

Lập luận của cả ba nhân vật đều có những nhóm từ đặc trưng, vừa phản ánh tình cảm dành cho Thúy Kiều vừa bộc lộ bản chất tính cách.

- Với Kim Trọng, nói về Kiều, chàng thường dùng những từ ngữ đẹp đẽ, hoa mĩ: “báu”, “thơm rơi”, “đài gương”, khuôn thiêng”, “lượng xuân”, “châu ngọc”, “vàng ngọc”, “lá hoa”, “trăng”, “gương trong” để bày tỏ lòng trân trọng, ngưỡng mộ nhan sắc, tài năng, nhân cách của nàng.

Đặc biệt, chàng Kim hay dùng các điển tích, điển cố và biện pháp nói quá khi bày tỏ tình yêu dành cho Thúy Kiều. Các điển tích, điển cố phản ánh trình độ học vấn của Kim Trọng, sự khuôn thước trong lời nói – lập luận của chàng. Thủ pháp nói quá cho thấy Kim Trọng si mê Thúy Kiều, yêu nàng bằng một tình yêu say mê và nồng nhiệt.

- Với Thúc Sinh, từ lúc mặn nồng đến lúc muốn Kiều “đi cho khuất mắt” anh ta vẫn thao thao những lời rất “kêu” và rất “nổ” nhưng thực tế sáo rỗng vô cùng: “tương tri”, “nước non”, “trăm năm”, “vuông tròn”, “ngọn nguồn lạch sông”, “phong ba”, “sấm sét, búa rìu”… Rõ ràng, tình yêu với Kiều là tình yêu hời hợt, chỉ vì nhục cảm tầm thường.

Thêm vào đó, Thúc Sinh còn một nhóm từ cảm thán, than vãn, đau buồn, khóc lóc luôn thường trực: “tại tôi”, “vì tôi”, “…thế ấy… thế này”, “ai hay…”, “thương ôi”, “đau lòng”…Con người này yếu đuối, đớn hèn đến kì lạ!

- Chàng Từ Hải, trong bất kì lập luận nào, nhóm từ bộc lộ mộng anh hùng và mộng tri âm cũng luôn song hành. Với chàng, Kiều là người tri kỉ, ngay cả khi bị Kiều hại chết đứng giữa trận tiền, không có Kiều vuốt mắt chàng cũng không thể nằm xuống.

Qua đây, có thể thấy, với Kim Trọng, Kiều là đối tượng để nâng niu, trân trọng, gìn giữ; với Thúc Sinh, Kiều là đối tượng để che chở (nhưng anh ta che chở không nổi!); với Từ Hải, Kiều trước sau là người tri âm, tri kỉ.

Tiểu kết Chương II

Qua phân tích lập luận của ba nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải, có thể rút ra những đặc điểm về lập luận của các nhân vật như sau:

- Kim Trọng có 20 lập luận. Các kiểu lập luận phong phú nhưng số lượng không đồng nhất: 90% là lập luận đơn, 10% lập luận phức; 55% lập luận chứa luận cứ đồng hướng, 20% lập luận chứa luận cứ nghịch hướng và 25% lập luận đơn một luận cứ; 90% là lập luận quy nạp 10% lập luận diễn dịch, không có lập luận tổng phân hợp.

Xét về sự có mặt của các thành phần lập luận, mô hình chiếm tỉ lệ cao nhất là luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh + kết luận hàm ẩn (55%).

Về các thành phần lập luận, nhân vật Kim Trọng có 65% lập luận chứa luận cứ hàm ẩn, 70% kết luận hàm ẩn

Việc sử dụng kết tử lập luận và tác tử lập luận khá hạn chế với với 20% lập luận sử dụng kết tử lập luận và 10% lập luận có luận cứ sử dụng tác tử lập luận. Các dấu hiệu giá trị học có 45% lập luận có luận cứ sử dụng những hình ảnh đẹp đẽ, cao quý để nói về Kiều, 20% lập luận sử dụng biện pháp nói quá.

- Trong toàn bộ tác phẩm, Thúc Sinh có 18 lập luận.

Các kiểu lập luận đa dạng với 88,9% là lập luận đơn, 11,1% lập luận phức; 44,4% là lập luận chứa luận cứ đồng hướng, 22,3% lập luận chứa luận cứ nghịch hướng (33,3% lập luận một luận cứ); 90% lập luận quy nạp, 5,5% lập luận diễn dịch, (5,5%) lập luận tổng phân hợp.

Xét về sự có mặt của các thành phần lập luận, mô hình chiếm tỉ lệ cao nhất là luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh + kết luận hàm ẩn (44,4%), tiếp đó là mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh (27,8%).

Về các thành phần lập luận, có 55,6% luận cứ hàm ẩn, 50% kết luận hàm ẩn Kết tử lập luận và tác tử lập luận được sử dụng hạn chế trong lập luận của Thúc Sinh với 11,1% lập luận sử dụng kết tử lập luận, 5,6% lập luận sử dụng tác tử lập luận.

Trong lập luận của mình, Thúc Sinh khá chuộng những từ ngữ “đao to búa lớn” (22,2% số lập luận) nhưng song song với đó là 38,9% lập luận sử dụng từ ngữ mang sắc thái than vãn, đau buồn.

- Nhân vật Từ Hải có 10 lập luận.

Trong đó, lập luận đơn chiếm 80%; lập luận phức chiếm 20%; 60% là lập luận chứa luận cứ đồng hướng, không có lập luận chứa luận cứ nghịch hướng. Đặc biệt, 100% là lập luận của nhân vật này là lập luận quy nạp.

Xét về sự có mặt của các thành phần lập luận, mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh + hàm ẩn không xuất hiện. Mô hình chiếm tỉ lệ cao nhất là luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh + kết luận hàm ẩn (60%), tiếp đó là mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh (30%).

Về các thành phần lập luận, có 70% luận cứ hàm ẩn, 50% kết luận hàm ẩn. Trong các lập luận của Từ Hải, không sử dụng tác tử lập luận, chỉ sử dụng 1 lần kết tử lập luận. Các dấu hiệu giá trị học đều thể hiện mộng anh hùng và mộng tri âm của nhân vật.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 67 - 76)