0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Căn cứ vào sự hiện diện của các thành phần lập luận

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 27 -32 )

của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả

2.1.2. Căn cứ vào sự hiện diện của các thành phần lập luận

Sự hiện diện của các thành phần lập luận là xét cấu tạo lập luận của nhân vật thấy xuất hiện tường minh các thành phần lập luận (luận cứ tường minh, kết luận tường minh). Trường hợp luận cứ hàm ẩn, kết luận hàm ẩn sẽ xét cụ thể trong phần

2.2. Đặc điểm các thành phần lập luận của ba nhân vật. 2.1.2.1. Lập luận đầy đủ thành phần

Qua khảo sát, có thể thấy trong lập luận đầy đủ thành phần của các nhân vật có 4 mô hình:

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh.

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh + hàm ẩn. - Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh.

- Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh + kết luận hàm ẩn.

Luận văn sẽ tìm hiểu các lập luận đầy đủ thành phần của ba nhân vật theo 4 mô hình trên.

a. Nhân vật Kim Trọng

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh. Ở mô hình này, Kim Trọng có 3/20 lập luận (15%).

VD: “Hay thì thật là hay (p1)/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!

(p2)/ Lựa chi những bậc tiêu tao / Dột lòng mình cũng nao nao lòng người?

(r)” [489 – 492]

Ở đây, luận cứ và kết luận đều tường minh. Kim Trọng khen tiếng đàn Thúy Kiều hay (p1) nhưng tiếng đàn buồn như “ngậm đắng nuốt cay” (p2). Từ đó, chàng hỏi Kiều tại sao lại chọn những khúc đàn làm “dột lòng mình cũng nao nao lòng người” (r).

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh + hàm ẩn. Ở mô hình này, Kim Trọng có 3/20 lập luận (15%).

Chẳng hạn: Thoa này bắt được hư không (p)/ Biết đâu Hợp Phố mà mong

châu về? (r)”. [304 – 306] .

Trong lập luận này, luận cứ tường minh: vô tình bắt được chiếc thoa rơi (p); kết luận tường minh + hàm ẩn: không biết Hợp Phố ở đâu để trả châu về = không biết chủ nhân là ai để mang trả, ta cũng có lòng muốn đem trả chiếc thoa (r).

- Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh. Mô hình này, Kim Trọng có 2/20 lập luận (10%).

Chẳng hạn:“Rằng: Tôi trót quá chân ra/ Để cho đến nỗi trôi hoa giạt bèo (p1)/ Cùng nhau thề thốt đã nhiều/ Những điều vàng đá phải điều nói không! (p2)/

Chưa chăn gối cũng vợ chồng/ Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang? (p3)/ Bao

nhiêu của mấy ngày đàng/ Còn tôi tôi một gặp nàng mới thôi! (r)”. [2811 – 2818]

Trong các luận cứ của lập luận trên, p2 vừa tường minh vừa hàm ẩn. Tường minh ở ý hai người đã thề thốt nhiều, nói với nhau nhiều lời vàng đá; hàm ẩn ở hình ảnh ẩn dụ “vàng đá”, ý nói đến những lời nguyện thề son sắt, thủy chung, gắn bó. Kết luận (r) tường minh là lời quyết tâm của Kim Trọng: Dù tốn bao nhiêu tiền, đi bao nhiêu xa cũng quyết phải tìm lại Thúy Kiều.

Mô hình này, Kim Trọng có 11/20 lập luận (55%).

Chẳng hạn, “Này trong khuê các đâu mà đến đây?/ Gẫm âu người ấy báu

này (p)/ Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm (r)!”.[296 – 298]

Luận cứ ở đây vừa tường minh: thắc mắc về xuất xứ chiếc thoa, nghĩ ngợi về người (nào đó), về vật báu; vừa hàm ẩn: “người ấy” là Thúy Kiều, Kim Trọng luôn nhớ mong trăn trở, suy tư về cô ấy, rất trân trọng chiếc thoa “vật báu”.

Kết luận vừa tường minh: Nếu chẳng có duyên thì không dễ vào tay ta; vừa hàm ẩn: ta và nàng Kiều có duyên với nhau!

b. Nhân vật Thúc Sinh

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh. Mô hình này, Thúc Sinh có 5/18 lập luận (27,8%).

Chẳng hạn, “Nàng đà tính hết xa gần/ Từ xưa nàng đã biết thân có rày! (p)/

Tại tôi hứng lấy một tay/ Để nàng cho đến nỗi này vì tôi! (r)”. [1439 – 1444]

Ở đây, luận cứ hoàn toàn tường minh: Thúy Kiều đã tính được mọi chuyện, đã biết những chuyện không hay sẽ xảy ra. Kết luận tường minh: tại tôi (Thúc Sinh) gây ra chuyện bất hạnh.

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh + hàm ẩn. Mô hình này, Thúc Sinh có 2/18 lập luận (11,1%).

Chẳng hạn, “Khóc rằng: Oan khốc vì ta (r)/ Có nghe lời trước chẳng đà lụy

sau (p1)/ Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu (p2)/ Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?(r)”

[1433 – 1436]

Ở đây, luận cứ tường minh: nếu nghe lời Thúy Kiều trước đây thì đã chẳng hệ lụy đến bây giờ (p1), ta (Thúc Sinh) là kẻ cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu (p2). Kết luận vừa tường minh: Oan khốc vì ta; vừa hàm ẩn: Thúy Kiều phải chịu tủi sầu vì ta.

- Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh. Mô hình này, Thúc Sinh chỉ có 1/18 lập luận (5,6%).

Chẳng hạn, “Sao nói lạ lùng thay! (r)/ Cành kia chẳng phải cỗi này mà ra? (p)”. [1321 – 1322].

Luận cứ vừa tường minh vừa hàm ẩn: câu hỏi tu từ chứa hình ảnh ẩn dụ ý thắc mắc rằng bấy lâu nay Thúc Sinh tưởng Kiều có quan hệ gần gũi với Tú Bà. Kết luận tường minh là thái độ ngạc nhiên, lạ lùng của Thúc Sinh.

- Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh + kết luận hàm ẩn.

Mô hình này, Thúc Sinh có 8/18 lập luận (44,4%).

Chẳng hạn,“Sinh rằng: Từ thuở tương tri/ Tấm riêng riêng những nặng vì

nước non (p1)/ Trăm năm tính cuộc vuông tròn (p2)/ Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông (r)”. [1329 – 1332]

Luận cứ sử dụng hình ảnh ẩn dụ nên vừa tường minh vừa hàm ẩn: Ta đã nặng lòng vì nàng từ rất lâu, muốn tính chuyện cưới xin với nàng. Kết luận cũng mang hình ảnh ẩn dụ nên cũng vừa tường minh vừa hàm ẩn: Ta phải hỏi cặn kẽ, hiểu đầy đủ về nàng.

c. Nhân vật Từ Hải

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh. Mô hình này, Từ Hải chỉ có 1/10 lập luận (10%).

Ví dụ, “Từ rằng: Ân oán hai bên (p)/ Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh (r)”. [2319 – 2320].

Luận cứ tường minh: ân oán của hai bên – nàng và họ (p); kết luận tường minh: (thì) mặc nàng xử quyết (r).

- Mô hình luận cứ tường minh, kết luận tường minh + hàm ẩn. Mô hình này không xuất hiện trong lập luận của Từ Hải. - Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh. Mô hình này, Từ Hải có 3/10 lập luận (30%)

Chẳng hạn,“Cười rằng: Tri kỉ trước sau mấy người? (p1)/ Khen cho con mắt

tinh đời/ Anh hùng đoán giữa trần ai mới già! (p2)/ Một lời đã biết đến ta (p3)/ Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau! (r)” [2200-2204]

Luận cứ p1 là câu hỏi tu từ nên ngoài nghĩa tường minh còn mang ý hàm ẩn: Trong đời gặp được tri kỉ rất khó, rất ít. Kết luận tường minh khẳng định hai người từ nay sẽ gắn bó bên nhau.

- Mô hình luận cứ tường minh + hàm ẩn, kết luận tường minh + kết luận hàm ẩn. Mô hình này, Từ Hải có 5/10 lập luận (60%).

Chẳng hạn,“Cười rằng: Cá nước duyên ưa! (p1)/ Nhớ lời nói những bao giờ

hay không? (p2)/ Anh hùng mới biết anh hùng/ Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?(r)”. [2275 – 2278]

Luận cứ vì vừa chứa hình ảnh ẩn dụ vừa chứa câu hỏi tu từ nên mang cả nghĩa tường minh và hàm ẩn: ta với nàng thuận duyên với nhau, đúng như lời ta đã nói với nàng trước đây, ta là đấng anh hùng. Kết luận là câu hỏi tu từ nên cũng chứa cả nghĩa tường minh và hàm ẩn: Nàng đã cam lòng chưa? Ta đã làm những điều vinh quang nhất cho nàng…

2.1.2.2. Lập luận chỉ hiện diện một thành phần

Trường hợp lập luận chỉ hiện diện một thành phần (kết luận hoặc luận cứ) có xuất hiện trong lập luận của nhân vật Kim Trọng và Từ Hải song rất hạn chế.

a. Nhân vật Kim Trọng

Có 1 lập luận (5%) hiện diện một thành phần - thành phần luận cứ, trong lập luận: “Rằng: Nghe nổi tiếng cầm đài/ Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ”. [463 – 464]

Lập luận này xuất hiện khi Kim Trọng có chút lả lơi, Kiều giữ ý mà rằng “Đừng điều nguyệt nọ hoa kia/ Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai” – Ngoài chuyện hoa nguyệt, chàng yêu cầu gì thiếp cùng có thể chiều lòng. Để “chữa ngượng” và cũng để thỏa niềm tò mò bấy lâu, chàng Kim hỏi đến tài đàn của nàng: Nghe nổi tiếng cầm đài/ Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ.

Lập luận này chỉ có luận cứ, thiếu vắng kết luận: Ta muốn thưởng thức tài đàn của nàng.

b. Nhân vật Từ Hải

Từ Hải có 1/10 lập luận là lập luận chỉ có thành phần kết luận.

Đó là khi mở đầu cuộc báo ân báo oán của Thúy Kiều, Từ Hải đã tuyên bố: “Ân oán hai bên/ Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”. Nhưng Thúy Kiều vẫn xin “Nhờ cậy uy linh/ Hãy xin báo đáp ân tình cho phu/ Báo ân rồi sẽ trả thù”. Nhưng Từ Hải chỉ đáp:

“Việc ấy để cho mặc nàng” [2324].

Lời đáp của Từ Hải là một lập luận chỉ có thành phần kết luận. Vì luận cứ đã được nói trước đó (“Ân oán hai bên”) nên ở đây không được nhắc lại nữa.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 27 -32 )

×