của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả
2.3.1. So sánh đặc điểm các kiểu loại lập luận của ba nhân vật
2.3.1.1. So sánh dựa vào vị trí của các thành phần lập luận
Qua khảo sát, số lượng và tỉ lệ các kiểu lập luận của các nhân vật có thể thể hiện qua bảng sau:
Kiểu lập luận LL diễn dịch LL quy nạp LL tổng phân hợp Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Kim Trọng 2 10% 18 90% 0 0%
Thúc Sinh 1 5,5% 16 89% 1 5,5%
Từ Hải 0 0% 10 100% 0 0%
Bảng 2.3.1.1. So sánh lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải dựa vào vị trí của các thành phần lập luận
Có thể thấy số lượng lập diễn dịch và tổng phân hợp không nhiều và chiếm tỉ lệ không lớn (từ 0% đến 5,5% tổng số lập luận của từng nhân vật).
Có thể lí giải điều này bởi các lập luận đều là các lời thoại của nhân vật trong đời sống hàng ngày. Lời thoại của nhân vật đều là sự diễn giải vấn đề, bày tỏ suy nghĩ, tâm tình đời thường. Bởi vậy, mô hình lập luận quy nạp cho phép trình bày vấn đề một cách tự nhiên rất phù hợp.
Kim Trọng có sử dụng 1 lần lập luận diễn dịch trong trường hợp chàng biết mình được yêu và “chắc chắn” có được người chàng yêu nhưng phải đến “thiên thu” sau đó mới được nhìn thấy cô ấy! Lúc này thì vì mong nhớ quá hóa thành bực bội mà buông lời trách móc người thương! Khi này, chủ đề “trách móc”, “giận hờn” được đưa lên đầu lập luận: Trách lòng hờ hững với lòng/ Lửa hương chốc để lạnh
lùng bấy nay/ Những là đắp nhớ đổi sầu/ Tuyết sương nhuộm nửa mái đầu hoa râm.
Sau này, năm tháng đau thương đã khiến Kim Trọng từng trải hơn, chín chắn hơn, cảm xúc không còn sôi nổi, bộc trực và hồn nhiên như những tháng năm đầu đời nữa. Có lẽ vì vậy mà mọi lập luận của chàng trở về lại “khuôn phép” thường thấy của các lập luận thông thường, đó là kiểu lập luận quy nạp.
Thúc Sinh có sử dụng 1 lần lập luận diễn dịch, đó là phát ngôn đầu tiên của anh chàng họ Thúc trong thiên truyện: Rằng: Sao nói lạ lùng thay!/ Cành kia chẳng
phải cỗi này mà ra?. Ở đây, Thúc Sinh cũng bị bất ngờ về một sự thật hiển nhiên
mà bấy lâu nay anh ta không biết: Thúy Kiều không phải con cháu, họ hàng của Tú Bà như anh ta vẫn nghĩ.
Thúc cảm thán kêu la: “Khóc rằng: Oan khốc vì ta/Có nghe lời trước chẳng đà lụy
sau/ Cạn lòng chẳng biết nghĩ sâu/ Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?”. Việc sử dụng lập
luận tổng phân hợp là nhằm nhấn mạnh chủ đề của lập luận. Ở đây, điều Thúc Sinh muốn nhấn mạnh với Thúc ông là lỗi do mình chứ không phải Thúy Kiều, nhằm giúp nàng tránh khỏi trận đòn roi tơi tả. Điều này cho thấy Thúc Sinh có lòng yêu Thúy Kiều thực sự, dám vì nàng mà nhận lỗi.
2.3.1.2. So sánh căn cứ vào sự hiện diện của các thành phần lập luận
Ở đây, có thể thấy, nhân vật Kim Trọng có 19/20 lập luận có đầy đủ các thành phần luận cứ + kết luận (95%), con số này ở nhân vật Thúc Sinh là 18/18 (100%) và nhân vật Từ Hải là 9/10 (90%).
Trong đó, lập luận đầy đủ các thành phần luận cứ (LC) + kết luận (KL) của các nhân vật chia làm 4 mô hình, ta có bảng thống kê phân loại sau:
Nhân vật Kim Trọng Thúc Sinh Từ Hải
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
LC tường minh, KL tường minh 3/20 15% 6/18 33,3% 2/10 20% LC tường minh, KL tường minh + hàm ẩn 3/20 15% 2/18 11,1% 0/10 0% LC tường minh + hàm ẩn, KL tường minh 2/20 10% 3/18 16,7% 2/10 20% LC tường minh + hàm ẩn, KL tường minh + hàm ẩn 11/20 55% 7/18 38,9% 5/10 50%
Bảng 2.3.1.2. So sánh lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ
Hải căn cứ vào sự hiện diện của các thành phần lập luận
Như vậy, xét về tương quan, trong ba nhân vật, Thúc Sinh có tỉ lệ luận cứ và kết luận tường minh cao nhất (33,3%), tỉ lệ lập luận có một thành phần tường minh
cũng cao nhất (27,8%). Trong khi đó, những tỉ lệ này, nhân vật Kim Trọng và Từ Hải có mức tương đương nhau (15% - 20%; 25% - 20%).
Trong lập luận của Thúc Sinh, có thể thấy những luận cứ, kết luận tường minh mang nội dung khá “tế nhị”: “Thấp cơ thua trí đàn bà” – tự nhận mình, đường đường một đáng nam nhi, kém cỏi thua xa đàn bà; “Liệu mà cao chạy xa
bay/ Ái ân ta có ngần này mà thôi” – phũ phàng dứt tình với người phụ nữ mà anh
ta từng nguyện vì nàng mà sống chết… Từ đây, phần nào có thể thấy Thúc Sinh thường chọn cách “nói thẳng”, “chẻ hoe” vấn đề, ít có sự tinh tế, ý nhị như Kim Trọng hay Từ Hải. Hay ở một số trường hợp khác, chàng đã bị Hoạn Thư “bắt nọn” mà vẫn ngờ nghệch không biết: “Từ bi liệu bớt tay mới vừa” – rất “ngây thơ” xin vợ tha cho người tình, “Tìm hoa quá bước xem người viết kinh”, “Hiếu phục vừa
xong/Suy lòng trắc diễn đau lòng chung thiên” – nói dối Hoạn Thư khi nàng ta đã
biết mọi chuyện…
2.3.1.3. So sánh dựa vào tính phức hợp của lập luận
Xét về tính phức hợp trong lập luận của các nhân vật, ta có bảng so sánh sau:
Kiểu lập luận Lập luận đơn Lập luận phức
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Kim Trọng 18 90% 2 10%
Thúc Sinh 16 88,9% 2 11,1%
Từ Hải 8 80% 2 20%
Bảng 2.3.1.3. So sánh lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải dựa vào tính phức hợp của lập luận
Cả ba nhân vật đều có tỉ lệ lập luận đơn chiếm áp đảo, dao động từ 80% - 90%. Nếu coi lập luận phức phản ánh khả năng tư duy, biện luận của nhân vật thì điều đặc biệt là nhân vật có tỉ lệ lập luận phức cao nhất lại là Từ Hải (20%) – vị anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” – coi trọng sức mạnh gươm đao hơn lời nói; chứ không phải chàng Kim vốn nòi thư hương (10%) hay chàng Thúc vừa có học vừa giỏi thề thốt, than vãn (11,1%)! Điều đó cho thấy không thể coi Từ Hải chỉ là kẻ võ biền, chỉ biết động thủ, không biết động khẩu! Chàng đã chinh phục Thúy Kiều – cô gái toàn vẹn cầm, kì, thi, họa – không chỉ bằng phong thái của một dũng tướng mà
bằng cả lí lẽ phóng khoáng, mạnh mẽ, tự tin nhưng không kém phần kín kẽ của người anh hùng.
Điều gì đã “làm khó”, thử thách tư duy của ba nhân vật khiến họ phải dùng đến lập luận phức?
Khảo sát đã chỉ ra:
- Kim Trọng dùng lập luận phức sau khi tìm lại được Thúy Kiều nhưng nàng vì nỗi mặc cảm mười lăm năm chìm nổi nhơ nhớp, không muốn nối lại duyên xưa; chàng Kim phải trổ tài hùng biện để thuyết phục nàng kết hôn với mình – chàng thành công; và tiếp tục trổ tài để nối lại ái ân - chàng thất bại!
Khi này, mối quan hệ của hai người trở nên trớ trêu vô cùng: hai người là tình đầu say đắm của nhau, mười lăm năm qua vẫn luôn mong ngóng về nhau nhưng Kim Trọng đã lấy em gái Thúy Kiều… Vậy bây giờ phải làm sao? “Người dưng” thì không được mà “vợ chồng” thì Kiều không nghe…
Kim Trọng phải sử dụng một lập luận phức tạp về chữ “Trinh”, về tấm lòng, vẻ đẹp khôn bám bụi của Kiều, về tình cảm bản thân… để thuyết phục nàng làm lễ cưới với mình.
Nhưng lễ cưới đã xong mà nàng Kiều lại có đủ lí lẽ để từ chối chuyện ái ân – việc mà mọi cặp vợ chồng đều tất nhiên mong ngóng và hiển nhiên có được, đó cũng là mong ước của Kim Trọng từ thuở chàng còn thanh trẻ. Đến đây, Kim Trọng bối rối với một lập luận phức bày tỏ nỗi lòng thủy chung, mong nhớ, đợi chờ, tìm kiếm và cũng nghĩ rằng nàng còn mặn nồng chuyện gối chăn (nhưng) càng bày tỏ rằng tấm lòng của mình tất cả chỉ là bởi lời thề nguyền khi xưa, không phải vì chuyện sắc dục. Bởi vậy, chàng miễn cưỡng chấp nhận chuyện “vợ chồng chay”! Sự “bất thường” trong cấu trúc và kiểu quan hệ lập luận của Kim Trọng đã góp phần tỏ rõ sự lúng túng, yếu thế và “thua cuộc” của chàng Kim trong màn lập luận, đối đáp này với Thúy Kiều.
Với Kim Trọng, kết duyên với Kiều thực khó, lặn lội tìm Kiều càng khó – như “mò kim đáy bể” vậy, nhưng khó khăn hơn cả lại là nối lại duyên xưa với Kiều.
Và với thử thách cuối cùng này, Kim Trọng đã thất bại. Đã có đám cưới nhưng chính là Kim Trọng mất Thúy Kiều vĩnh viễn.
- Với Từ Hải, điều khiến chàng trăn trở phải dùng đến lập luận phức đó là khi phải từ chối Kiều một đề nghị nào đó. Một lần từ chối mang theo Kiều đi chinh chiến – chàng thành công và một lần từ chối đề nghị ra hàng triều đình của nàng – chàng thất bại.
Khi Thúy Kiều: “Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”, Từ Hải trả lời: “Từ rằng: Tâm phúc tương tri/ Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?/ Bao giờ mười vạn tinh binh/ Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường/ Làm cho rõ mặt phi tường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia/ Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu?/ Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Khi Kiều nhận gấm vóc, lụa là của triều đình rồi khuyên Từ Hải ra hàng, chàng đáp: “Bó thân về với triều đình/ Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?/ Áo xiêm ràng buộc lấy nhau/ Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?/ Sao bằng riêng một biên thùy/ Sức này đã dễ làm gì được nhau?/ Chọc trời quấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?”.
Hai lần Từ Hải dùng lập luận phức cũng là hai lần duy nhất chàng phải từ chối đề nghị của Kiều. Việc từ chối đó khiến chàng băn khoăn, trăn trở và tốn khá nhiều hơi sức để giải thích. Điều này cho thấy Từ Hải đặc biệt yêu chiều vợ và nếu phải từ chối nàng điều gì chàng rất “khó nghĩ”.
Bên cạnh đó, hai lần dùng lập luận phức cũng là những lần Từ Hải bày tỏ chí hướng, mộng anh hùng, khát khao sống phóng khoáng, tự do của mình với Thúy Kiều. Ở phương diện nào đó, điều này tạo nên sự tương ứng giữa đặc điểm ngôn ngữ với đặc điểm tính cách của nhân vật: Khát vọng lớn được thể hiện bằng những yếu tố ngôn ngữ phức tạp, cầu kì.
Khó khăn lớn nhất đời Từ Hải không phải là đánh đông dẹp bắc, đương đầu với gươm đao sa trường mà là chối từ yêu cầu của người tri kỉ. Việc dùng đến lập luận phức trong hai tình huống trên cho thấy sự yêu chiều rất mực Từ Hải dành cho
Thúy Kiều. Nhưng nếu như chàng thành công trong việc thuyết phục nàng ở lại đợi mình khải hoàn trở về thì lại hoàn toàn thất bại trong thử thách cuối cùng với người tri âm. Kiều không hiểu mộng anh hùng của Từ Hải, không đồng cảm với khát vọng tự do, phóng khoáng của chàng (và chưa kể những yếu tố khác) nên một lòng khuyên chàng quy hàng. Từ Hải dĩ nhiên vì không muốn làm phật lòng người “tri âm” nên chấp nhận thất bại trong cuộc luận khẩu cuối cùng. Từ đó dẫn đến cả thất bại trong cuộc luận đao. Kết cục, hai ước vọng lớn nhất đời Từ Hải chàng dày công vun đắp: mộng anh hùng và mộng tri âm - đều tan thành mây khói.
- Thúc Sinh dùng lập luận phức, một lần để bày tỏ tình yêu với Thúy Kiều nhằm thuyết phục Thúc ông để hai người được đến với nhau; lần sau là lập luận với Thúy Kiều để giũ sạch mọi ái ân, xúi Kiều “cao chạy xa bay/ Ái ân ta có nhường này mà thôi!”. Cùng một đề tài nhưng trong hai hoàn cảnh khác nhau và với hai đối tượng khác nhau. Một lần chữ tình đánh đổ chữ hiếu và ngay lần sau là chữ hiếu đánh đổ chữ tình, cùng một con người, cùng một khuôn miệng! Và cả hai lần chàng đều thành công!
Khi đối mặt với Thúc ông – thân sinh của chàng, người mà chàng biết có thể dễ dàng mủi lòng vì đứa con trác táng, “quen thói bốc rời” – chàng khăng khăng nhận mọi tội lỗi, sự trừng phạt “Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam” và hùng hồn nói lời nhân nghĩa với Kiều “Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành”. Chàng đưa ra lập luận chứa luận cứ nghịch hướng “Lượng trên quyết chẳng thương tình” – con ân nghĩa với nàng như vậy nên nếu cha không đồng tình cho chúng con thì thôi, con cũng chẳng tiếc gì thân mình!
Với lập luận phức này, chàng tỏ rõ mình là một “nghịch tử” trước mặt cha, vì chữ tình mà bỏ chữ hiếu. Với Thúy Kiều, chàng một lần nữa “ghi điểm” vì đã dám vì nàng mà trái ý thân sinh.
Lần thứ hai, ở nhà Hoạn Thư, đến lúc Thúc Sinh hiểu rằng “Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi” và sau đó thì cũng hiểu “tay ai” là tay ai! Hoạn Thư không phải là Thúc ông (dĩ nhiên!) và sau khi nếm trải cảm giác “nát ruột tan hồn/ Chén mời phải ngậm bồ hòn ráo ngay” do Hoạn Thư tạo nên, Sinh tự hiểu rằng sẽ không có bất kì
một sự nương nhẹ nào, cảm thông nào, chia sẻ nào ở đây. Cái có chỉ là sự “nham hiểm biết đâu mà lường” khiến “thiệt riêng đấy mà lại càng cực đây”. Đến đây, con người thật và tình yêu thật của Sinh dành cho Kiều đã hoàn toàn bộc lộ bản chất.
Vỏ bọc hùng hồn của những lời đao to, búa lớn “nước non” “vuông tròn”, “trăm năm”, “đá vàng”, “phong ba”… tuột rơi ngoài cửa miệng. Chàng sụt sùi lập luận bằng những lời xót xa “Thấp cơ thuy trí đàn bà”, nhận tội “Vì ta cho lụy đến người”, sự chung thủy “cũng toan sống thác với tình” và bất ngờ chen vào đó một lập luận chứa luận cứ nghịch hướng “Tông đường chút chửa cam lòng” – tức là chuyện gia tộc, chàng chưa có con nối dõi nên dù sao đi nữa cũng đành “Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai”! Với lập luận này, chàng quay ngoắt 180 độ so với lập luận phức trước đó. Ở đây, chữ hiếu đánh đổ chữ tình, nhẹ nhàng như không! Chàng Thúc lộ nguyên hình là một kẻ bạc nhược, kém cỏi, hèn với vợ, phụ với tình nhân.
Đáng trách hơn, về hành động, chàng ta mười mươi biết kiều đơn thân độc mã, thân gái dặm trường nhưng vẫn giục Kiều “cao chạy xa bay”, phủi sạch trách nhiệm “Ái ân ta có ngần này mà thôi” và tệ nhất là chẳng gửi gắm cho nàng chút lộ phí nào. Để sau đó, Kiều phải ăn cắp đồ thờ nhà Hoạn Thư làm vốn phòng thân. “Vết nhơ” này của Kiều trong thiên truyện khẳng định bóng tối trong nhân cách của Thúc Sinh.
Lập luận của Thúc Sinh đúng là “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Hoặc có hơi hướng “ăn vạ” như trường hợp với Thúc ông hoặc giũ bỏ trách nhiệm một cách thiếu liêm sỉ như với Thúy Kiều. Cả hai cách đó đều thành công! Nhưng không phải vì anh ta tài giỏi mà bởi việc khó nhất thì anh ta không làm. Đó là việc thuyết phục Hoạn Thư về chuyện của Thúy Kiều. Rõ ràng, Thúc Sinh là đầu mối của mọi rắc rối nhưng chính anh ta lại luôn lẩn tránh khó khăn. 2 lập luận phức của Thúc Sinh đã cho thấy bản chất không hiếu không tình của anh ta, nó trái ngược hoàn toàn với con người hiếu tình trọn vẹn của Thúy Kiều.
Đứng ở góc độ người đàn ông yêu Kiều trong tư thế so sánh với Kim Trọng và Từ Hải, rõ ràng con người này khó có thể mang chuyện tình nghĩa ra để đối sánh.