0
Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Thành phần luận cứ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 44 -47 )

của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả

2.2.1. Thành phần luận cứ

Luận cứ là thành phần quan trọng của một lập luận. Có thể nói, trong thực tế, luận cứ vô cùng đa dạng, phong phú, nhiều kiểu loại từ nội dung đến hình thức và quan hệ giữa chúng. Trong phần này, chúng tôi sẽ trình bày đặc điểm của thành phần luận cứ xét ở mặt luận cứ hàm ẩn.

2.2.1.1. Nhân vật Kim Trọng

Qua khảo sát cho thấy có 13/20 lập luận của Kim Trọng có chứa luận cứ hàm ẩn (65%).

Chẳng hạn, sau khi may mắn gặp lại Thúy Kiều, chàng Kim vội vàng bày tỏ tình cảm. Thấy rằng tấm chân tình của mình đã phần nào động được lòng người trong mộng, chàng tiếp tục sôi nổi giãi bày: “Rằng: Từ ngẫu nhĩ gặp nhau/ Thầm

còn hôm nay/ Tháng tròn như gởi cung mây/ Trần trần một phận ấp cây đã liều!/ Tiện đây xin một hai điều/ Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?”. [323 – 330]

Để dẫn đến kết luận – hỏi Kiều về tình cảm dành cho mình, Kim Trọng đã dùng nhiều luận cứ, trong đó có luận cứ bày tỏ tình cảm của mình dành cho nàng:

Trần trần một phận ấp cây đã liều (p). Đây là một luận cứ hàm ẩn, sử dụng điển

tích văn học: “Ấp cây: Chuyện xưa của người Trung Quốc, rằng Vĩ sinh người nước Lỗ thời Xuân Thu hẹn với một người con gái gặp nhau ở dưới cầu, Vĩ sinh đứng chờ không thấy người con gái đến, nước lên, Vĩ sinh cứ đứng không đi, ôm cột cầu mà chết” [1; 21]. Ý của luận cứ muốn nói: ta đã chờ đợi nàng héo mòn, tính chuyện chết vì chờ đợi nàng ở đây!

Hay như sau 3 năm trở lại vườn Thúy, nghe Vương ông, Vương bà kể lại chuyện Kiều bán mình chuộc cha và nhờ em Thúy Vân nối duyên giúp mình, Kim Trọng buồn khổ tự trách mình và khẳng định tấm tình, quyết chờ đợi người yêu:

“Rằng: Tôi trót quá chân ra/ Để cho đến nỗi trôi hoa giạt bèo/ Cùng nhau thề thốt đã nhiều/ Những điều vàng đá phải điều nói không!/ Chưa chăn gối cũng vợ chồng/ Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?/ Bao nhiêu của mấy ngày đàng/ Còn tôi tôi một gặp nàng mới thôi!”. [2811 – 2818]

Để dẫn đến kết luận bày tỏ quyết tâm chờ đợi, tìm lại Thúy Kiều, Kim Trọng dùng luận cứ thể hiện tình cảm son sắt dành cho Kiều: (Chưa chăn gối cũng vợ

chồng) Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?. Ở đây, nhân vật dùng một câu hỏi tu từ

đồng thời là một luận cứ hàm ẩn, khẳng định: (Dù chưa làm chuyện chăn gối nhưng hai người đã coi nhau như vợ chồng) không thể dứt lòng, dứt tình được.

2.2.1.2. Nhân vật Thúc Sinh

Trong 18 lập luận của Thúc Sinh, có 10 lập luận chứa luận cứ hàm ẩn (55,6%).

Có thể kể đến tình huống khi Thúc Sinh về đến nhà gặp Hoạn Thư để “xem ý tứ nhà/ Sự mình cũng rắp lân la giãi bày”. Nhưng Hoạn Thư quá “cao tay” “Tóc tơ bất động mảy may sự tình” nên Thúc Sinh đã có ý nghĩ:

Nào ai có khảo mà mình lại xưng?”. [1578 – 1579]

Để dẫn đến kết luận: không nói chuyện ngoại tình với Hoạn Thư Nào ai có

khảo mà mình lại xưng? (r), Thúc Sinh đã dùng luận cứ bưng kín miệng bình (p).

Đây là luận cứ hàm ẩn vì đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để ngầm nói về tính toán của chàng Thúc: chuyện ngoại tình của mình đã được giấu kín (bưng kín miệng bình) (vậy nên chả tội gì lại đi nói ra!).

Hay trong khoảnh khắc Thúc Sinh nhận rõ gương mặt người tri kỉ tại nhà vợ mình, chàng “phách lạc hồn xiêu”:

“Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây?/ Nhân làm sao đến thế này?/ Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi!”. [1808 - 1810]

Để dẫn đến kết luận “ta đã mắc tay ai rồi”, Thúc Sinh có hai luận cứ là hai câu hỏi tu từ - chính là luận cứ hàm ẩn: Nàng Kiều ở đây, ngay trước mắt ta

Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở đây? (p), Có chuyện chẳng lành xảy ra khiến

nàng trở thành kẻ tôi đòi tàn tạ Nhân làm sao đến thế này? (q).

2.2.1.3. Nhân vật Từ Hải

Trong 10 lập luận của Từ Hải, có 7 lập luận chứa luận cứ hàm ẩn (70%). Chẳng hạn, sau khi chiến thắng khải hoàn, Từ Hải trở về, gặp Thúy Kiều chàng rạng rỡ:

“Cười rằng: Cá nước duyên ưa!/ Nhớ lời nói những bao giờ hay không?/ Anh hùng mới biết anh hùng/ Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?”. [2275 – 2278]

Trước khi đi đánh trận, Từ Hải từng hẹn Kiều khoảng một năm sau sẽ chiến thắng trở về, “rước nàng nghi gia”. Nay trở về trong cân đai rạng rỡ, chàng muốn bày tỏ niềm tự hào vì đã giữ đúng hẹn và làm đẹp lòng người ngọc Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa? Để dẫn đến kết luận này, chàng sử dụng luận cứ là một câu

hỏi tu từ: Nhớ lời nói những bao giờ hay không? Hỏi nhưng cũng là tự trả lời và có hàm ý: đúng như ta đã hẹn với nàng trước đây.

Hay khi biến cố xảy ra, trong lúc Từ Hải đang “riêng một biên thùy” thì triều đình kêu gọi quy hàng. Chàng có lí lẽ của mình để khước từ:

“Bó thân về với triều đình/ Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?/ Áo xiêm ràng buộc lấy nhau/ Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?/ Sao bằng riêng một biên thùy/ Sức này đã dễ làm gì được nhau?/ Chọc trời quấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?” [2465-2472]

Trong lập luận của mình, Từ Hải sử dụng luận cứ là các câu hỏi tu từ. Mỗi câu hỏi tu từ là một luận cứ hàm ẩn thể hiện quan điểm của Từ Hải về việc quy hàng triều đình: Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu? – (nếu quy hàng) mình chỉ là một kẻ bé mọn; Vào luồn ra cúi công hầu mà chi? – không chấp nhận làm công hầu mà phải luồn cúi.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 44 -47 )

×