Kim Trọng khi tỏ tình với Thúy Kiều

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 76 - 77)

Chương III: Đặc điểm lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải với việc thể hiện tính cách các nhân vật này

3.1.1. Kim Trọng khi tỏ tình với Thúy Kiều

Tỏ tình với Thúy Kiều, Kim Trọng dùng 5 lập luận. Chàng Kim tỏ tình với Thúy Kiều khi là một chàng thư sinh tuổi mới đôi tám, lại sau bao đợi chờ mong ngóng tưởng chẳng có chút hi vọng; Thúy Kiều lại bẽn lẽn, ngượng ngập… bởi vậy, có cơ hội gặp người ngọc, chàng phải “liều mình” mà dạt dào bày tỏ nỗi lòng.

5 lập luận của Kim Trọng, các luận cứ đều có hai nội dung chủ đạo:

- Ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của Thúy Kiều (“Được rày nhờ chút thơm rơi”, “Khuôn thiêng dù phụ tấc thành”, “Lượng xuân dù quyết hẹp hòi”…)

- Bày tỏ nỗi lòng sầu thảm, héo hắt của mình khi phải chờ đợi, nhớ nhung (“Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!”, “Xương mai tính đã rũ mòn”, “Trần trần một phận ấp cây đã liều!”, “Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời.”…).

Kim Trọng đã sớm biết đến và trân trọng những nét đẹp của Thúy Kiều. Chàng đề cập nhiều đến nét đẹp yểu điệu, nữ tính, ngọc ngà của Thúy Kiều. Điều này có thể hiểu được vì Kim Trọng là chàng thư sinh mới lớn. Lứa tuổi và thiên hướng, lí tưởng đã chi phối đến cách nhìn nhận, quan điểm của chàng.

Điều đó thể hiện rõ hơn ở nội dung thứ hai trong luận cứ của nhân vật. Chàng Kim là chàng thư sinh mới lớn si tình nên thiết tha bày tỏ tình cảm, tưởng có thể chết đi được vì nhớ mong!

Tương đồng với luận cứ, các kết luận trong từng lập luận của Kim Trọng một mực tha thiết, trăn trở và thể hiện rõ mình ở thế yếu trong cuộc đối thoại: “Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là”, “Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?”, “Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru!”…

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w