Dựa vào đặc tính lập luận

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 40 - 44)

của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả

2.1.4. Dựa vào đặc tính lập luận

Nếu giữa p1, p2, … và r có quan hệ lập luận thì tổ hợp p1, p2, ... => r được gọi là một lập luận. Quan hệ lập luận là: Quan hệ giữa luận cứ với luận cứ; Quan hệ giữa luận cứ với kết luận; Quan hệ giữa các kết luận thành phần (r) với nhau và với kết luận chung (R)

Giữa các luận cứ trong LL có quan hệ định hướng lập luận;

- Lập luận chứa luận cứ đồng hướng là khi các luận cứ cùng hướng đến một KL chung: p1 => r; p2 => r

- Lập luận chứa luận cứ nghịch hướng là khi các luận cứ hướng đến các kết luận khác nhau: p1 => r; p2 => - r

Qua khảo sát, có thể thấy:

- Lập luận chứa luận cứ đồng hướng, Kim Trọng có 11/20 lập luận (55%), Thúc Sinh có 8/18 lập luận (44,4%), Từ Hải có 10/10 lập luận (100%)

- Lập luận chứa luận cứ nghịch hướng, Kim Trọng có 4/20 lập luận (20%), Thúc Sinh có 4/18 lập luận (22,3%).

2.1.4.1. Lập luận chứa luận cứ đồng hướng

a. Nhân vật Kim Trọng

Trong 20 lập luận của Kim Trọng có 11 lập luận chứa luận cứ đồng hướng (55%).

Chẳng hạn, trong lập luận của Kim Trọng khi nài nỉ Thúy Kiều dừng chân hàn huyên, tâm sự [311-316], chàng Kim đã dùng đến 3 luận cứ liên tiếp, tất cả đều

chi tiết, một để thể hiện sự gần gũi, một để bộc bạch sự chân tình: Lân lí (làng xóm)

ra vào/ Gần đây nào phải người nào xa xôi (p1); Được rày nhờ chút thơm rơi/ Kể đà thiểu não lòng người bấy nay (p2). Mong chờ mãi mới được một ngày Bấy nay mới được một ngày (p3) bởi vậy, tất cả rút ra kết luận là mong Kiều “chiếu cố” mà

dừng chân trò chuyện Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là (r).

Hay khi Kim Trọng “quyết liệt” nài nỉ, tỏ tình: “Sinh rằng: Rày gió mai mưa/ Ngày xuân đã dễ tình cờ mấy khi! (p1)/ Dù chăng xét tấm tình si/ Thiệt

đây mà có ích gì đến ai? (p2)/ Chút chi gắn bó một hai/ Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh (p3)/ Khuôn thiêng dù phụ tấc thành/ Cũng liều bỏ quá xuân xanh một đời (p4)/ Lượng xuân dù quyết hẹp hòi/ Công đeo đuổi chẳng thiệt thòi lắm ru! (p5)”. [337 - 346]

Chàng thuyết phục nàng, tưởng như Thúy Kiều không thể có lựa chọn nào khác được: Hiếm lắm mới có dịp gặp nhau trò chuyện, nàng không thể lần lữa chuyện nói “Có” hay “Không” cho chàng cơ hội (p1); nếu Kiều chối từ thì thiệt cho chàng mà cũng chẳng ích gì nàng (p2); hãy cho ta cơ hội, ta sẽ liệu đường làm mối (p3). Và nếu nàng nhất định chối từ thì ta đến chết mất (p4). Nàng từ chối thì thiệt thòi cho ta bấy nay theo đuổi (p5). Tất cả đồng thuận hướng đến một kết luận hàm ẩn: Hãy cho ta câu trả lời ngay, ta có hay không cơ hội với nàng? Và nhất định phải là “có” chứ không thể là “không”!

b. Nhân vật Thúc Sinh

Trong 18 lập luận, Thúc Sinh có 8 lập luận chứa luận cứ đồng hướng (44,4%).

Chẳng hạn, khi Thúy Kiều bày tỏ sự lo lắng, hoài nghi về tình cảm Thúc Sinh dành cho mình, chàng Thúc sôi nổi khẳng định: “Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao? (p1)/ Đường xa chớ ngại Ngô Lào,/ Trăm điều hãy cứ trông vào một ta (p2)/ Đã gần chi có điều xa/ Đá vàng đã quyết phong ba cũng liều! (r)”. [1360 – 1366]

Lập luận của Thúc Sinh gồm 2 lập luận chứa luận cứ đồng hướng với kết luận: ta với nàng đã hiểu tình cảm dành cho nhau (rất sâu nặng) (p1), nàng đừng

ngại ngần xa xôi gian khó hãy hoàn toàn tin tưởng trông cậy vào ta (p2) -> Ta đã quyết gắn bó, yêu thương nàng thì sẽ liều mình vượt qua mọi trở ngại (r).

Hoặc khi Hoạn Thư đã thử tài Thúy Kiều và thực sự cảm cái tài, cái tình của nàng “Rằng: Tài nên trọng mà tình nên thương!”, Thúc Sinh như bắt được vàng:

“Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay!/ Nghìn xưa âu cũng thế này/ Từ bi âu liệu bớt tay mới vừa”. [1905 – 1908]

Lập luận của Thúc Sinh gồm 2 lập luận chứa luận cứ đồng hướng với kết luận: Thúy Kiều là kẻ hồng nhan bạc mệnh (p1), người xưa cũng chỉ đến như nàng (p2) -> cần cảm thông, thương xót và cư xử từ bi với nàng (r). p1, p2 có quan hệ tương hợp với nhau.

c. Nhân vật Từ Hải

10/10 lập luận của Từ Hải là lập luận chứa luận cứ đồng hướng (100%). Chẳng hạn, khi Thúy Kiều tạ ơn chàng vì giúp nàng báo ân báo oán, Từ đáp:

“Quốc sĩ xưa nay/ Chọn người tri kỉ một ngày được chăng? (p1)/ Anh hùng tiếng đã gọi rằng/ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha! (p2)/ Huống chi việc

cũng việc nhà (p3)/ Lọ là thâm tạ mới là tri ân” [2426 – 2431]

Để dẫn đến kết luận “Lọ là thâm tạ mới là tri ân”, Từ Hải dùng 3 lập luận chứa luận cứ đồng hướng: ta với nàng đã là tri kỉ (p1), kẻ anh hùng làm việc nghĩa là chuyện đương nhiên (p2), báo ân báo oán cũng là việc của gia đình ta (vì chúng ta đã là vợ chồng) (p3). Và 3 luận cứ này độc lập với nhau.

Hay khi khước từ lời chiêu hàng của triều đình, Từ Hải lập luận: “Bó thân về

với triều đình/ Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu? (p1)/ Áo xiêm ràng buộc lấy

nhau/ Vào luồn ra cúi công hầu mà chi? / Sao bằng riêng một biên thùy (p2)/ Sức này đã dễ làm gì được nhau? (p3)/ Chọc trời quấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai? (r)”. [2465-2472]

Có thể thấy, để dẫn đến r, các luận cứ p1, p2, p3 hoàn toàn đồng hướng. Trong đó, p1, p2 có quan hệ tương hợp với nhau và độc lập với p3.

2.1.4.2. Lập luận chứa luận cứ nghịch hướng

Trong 20 lập luận, Kim Trọng có 4 lập luận chứa luận cứ nghịch hướng (20% tổng số lập luận).

Ví dụ, khi Thúy Kiều chạnh lòng nghĩ đến thân mình e sợ hồng nhan phận mỏng, để trấn an người yêu, Kim Trọng khéo léo tìm lời:

“Sinh rằng: Giải cấu là duyên/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều (p1)/ Ví dù giải kết đến điều (p2)/ Thì đem vàng đá mà liều với thân!

(p3)”. [419-422]

Khuyên giải người yêu, Kim Trọng dựa trên thực tế: Con người đã nhiều lần thắng được số mạng nhờ có ý chí, sự tu học và cách sống của mình có thể đổi được số mạng và hoàn cảnh: “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (p1). p1 đưa đến hiệu lực lập luận là khuyên Thúy Kiều hãy tin vào tương lai, tin vào tình yêu và Kim Trọng.

Ngược lại – Kim Trọng dùng một luận cứ nghịch hướng – “Ví dù giải kết đến điều” (p2), ở đây p2 đưa đến một hiệu lực nghịch hướng –r là trường hợp xấu, phải gặp những khó khăn trắc trở thì Kim Trọng cam đoan lấy tính mạng mình mà đổi lấy tình yêu (r)!

Cộng gộp hiệu lực lập luận là khẳng định Thúy Kiều hãy an lòng, tin ở đời, tin ở Kim Trọng và tình yêu của hai người.

b. Nhân vật Thúc Sinh

Nhân vật Thúc Sinh có 4/18 lập luận là lập luận chứa luận cứ nghịch hướng (22,3%).

Chẳng hạn, khi bị Thúc ông phát giác chuyện ngoại tình và kiên quyết chia cắt hai người, Thúc Sinh lập luận:

Rằng: Con biết tội đã nhiều/ Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam (p1)/ Trót vì tay đã nhúng chàm/ Dại rồi còn biết khôn làm sao đây! (p2)/ Cùng nhau vả tiếng một ngày/ Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành (p3)/ Lượng trên quyết chẳng thương tình (p4)/ Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi!”. [1395 – 1403]

Trong các luận cứ của Thúc Sinh, p1 thừa nhận tội lỗi và chấp nhận chịu phạt; p2, p3 thể hiện thái độ lưu luyến và khẳng định không thể rời bỏ Thúy

Kiều. p1, p2, p3 đồng hướng lập luận thể hiện thái độ sẵn sàng chịu phạt để giữ chữ “tình” với Thúy Kiều. p4 đưa ra một tình huống nghịch hướng lập luận: (Nếu) cha quyết không thương tình, p4 hướng đến hiệu lực –r, thì con đành liều mình để giữ lại chữ tình ấy.

Cộng gộp hiệu lực lập luận, lập luận trên của Thúc Sinh khẳng định thái độ kiên quyết giữ tình cảm với Thúy Kiều, bất chấp sự ngăn cấm của cha.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w