của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả
2.1.3. Dựa vào tính phức hợp của lập luận
“Tiêu chí để xác định một lập luận là kết luận” [3; 155]. Do vậy, tính phức hợp của lập luận là dựa vào số lượng kết luận có mặt trong một lập luận. Theo đó, căn cứ vào tính phức hợp của lập luận, nhìn chung có hai dạng cơ bản là lập luận đơn và lập luận phức.
Lập luận đơn là lập luận chỉ có một kết luận. Các thành phần còn lại đều là luận cứ. Mô hình cấu trúc của dạng này như sau:
p, q r
hoặc p1, p2, p3 ....pn r
Lập luận phức là lập luận có từ hai kết luận trở lên. Lập luận phức có hai dạng biểu diễn: p1, q1 r1 r2 r3.... rn R hoặc p1, q1 r1 p2, q2 r2 p3, q3 r3 R ... pn, qn rn
Ở cả hai mô hình của lập luận phức, R là kết luận chung, r1, r2, r3 là những kết luận bộ phận. Trong mô hình lập luận phức thứ nhất, từ luận cứ p1 và q1 ta có kết luận r1. Kết luận r1 lại đóng vai trò luận cứ để có kết luận r2. Kết luận r2 lại đóng vai trò luận cứ để có kết luận r3, cứ thế tiếp tục cho đến khi chúng ta có kết luận R. Trong mô hình lập luận phức thứ hai, các luận cứ p1, q1 hướng đến kết luận r1; luận cứ p2, q2 hướng đến kết luận r2; luận cứ p3, q3 hướng đến kết luận r3; luận cứ pn, qn hướng đến kết luận rn. Các kết luận r1, r2, r3, ...rn đều trở thành những luận cứ để hướng đến kết luận R.
Qua khảo sát, có thể thấy:
- Lập luận đơn, Kim Trọng có 18/20 lập luận (90%), Thúc Sinh có 16/18 lập luận (88,9%), Từ Hải có 8/10 lập luận (90%)
- Lập luận phức, Kim Trọng có 2/20 lập luận (10%), Thúc Sinh có 2/18 lập luận (11,1%), Từ Hải có 2/10 lập luận (20%)
2.1.3.1. Lập luận đơn
a. Nhân vật Kim Trọng
Lập luận đơn phổ biến trong 18/20 (90%) các lập luận của Kim Trọng trong tác phẩm. Trong đó có 5 lập luận đơn chỉ có 1 luận cứ (25% tổng số lập luận) và 13 lập luận đơn có từ 2 luận cứ trở lên (65%)
Lập luận đơn một luận cứ của Kim Trọng chẳng hạn: Thoa này bắt được hư
không/ Biết đâu Hợp-phố mà mong châu về?”. [304 – 306]
Nhặt được chiếc thoa rơi của Kiều, Kim Trọng đưa lời: Chiếc thoa này ta vô tình nhặt được Thoa này bắt được hư không (p) -> (Dù muốn trả nhưng) không biết của ai mà đem trả Biết đâu Hợp-phố mà mong châu về? (r).
Lập luận đơn có từ hai luận cứ trở lên, ví dụ: “Sinh rằng: Lân lý ra vào/ Gần đây nào phải người nào xa xôi/ Được rày nhờ chút thơm rơi/ Kể đà thiểu não lòng người bấy nay! Bấy lâu mới được một ngày/ Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là”. [311-316]
Lời nói Nghĩa hàm ẩn Vai trò trong lập luận
Lân lý ra vào,
Gần đây nào phải người nào xa xôi.
p1 Được rày nhờ chút thơm rơi,
Kể đà thiểu não lòng người bấy nay!
Ta rất trân trọng nàng, mong ngóng,
rầu rĩ héo hon vì nàng từ lâu
p2
Bấy lâu mới được một ngày, Ta chờ đợi nàng mãi hôm nay mới
được gặp
p3
Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là. Mong nàng dừng chân một lát để ta
tâm tình, trò chuyện
r
Mô hình của lập luận: p1, p2, p3 -> r. b. Nhân vật Thúc Sinh
Lập luận đơn chiếm phần lớn các lập luận của Thúc Sinh: 16/18 lập luận, tương đương 88,9% tổng số lập luận. Trong đó, số lập luận đơn một luận cứ là 6/18 (33,3%), lập luận đơn từ hai luận cứ trở lên là 10/18 (55,6%).
Lập luận đơn một luận cứ, chẳng hạn, trả lời câu hỏi của Thúc ông về Thúy Kiều: “Trăng hoa song cũng thị phi biết điều!”, Thúc Sinh đáp: “Sinh rằng: Chút phận bọt bèo/ Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên”. [1449 – 1450]
Ở đây, lập luận đầy đủ của Thúc Sinh là: (Thúy Kiều tuy) thân phận bọt bèo, chìm nổi Chút phận bọt bèo (p) (nhưng) cũng là người có học Theo đòi vả cũng ít
nhiều bút nghiên (r). Mô hình lập luận: p -> r.
Lập luận đơn từ hai luận cứ trở lên, chẳng hạn, khoảnh khắc bất ngờ gặp nàng Kiều ở nhà Hoạn Thư, Thúc Sinh giật mình: “Thương ôi chẳng phải nàng Kiều ở
đây?/ Nhân làm sao đến thế này?/ Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi!”. [1808 - 1810]
Lời nói Nghĩa hàm ẩn Vai trò trong lập luận
Kiều ở đây? không chết như ta tưởng) Nhân làm sao đến thế này? Nhìn nàng tàn tạ, trở thành
kẻ tôi đòi
p2
Thôi thôi ta đã mắc tay ai rồi! r
Mô hình lập luận: p1 -> p2 -> r c. Nhân vật Từ Hải
Từ Hải có 8/10 lập luận đơn (80% tổng số lập luận), trong đó lập luận đơn một luận cứ chiếm 4/10 (40% tổng số lập luận).
Lập luận đơn một luận cứ, chẳng hạn, ngày Thúy Kiều báo ân báo oán, nàng có hỏi ý kiến Từ công, đáp lại, Từ Hải chỉ ngắn gọn:
“Từ rằng: Ân oán hai bên,
Mặc nàng xử quyết báo đền cho minh”. [2319 – 2320]
Mô hình lập luận: Ân oán hai bên (p) -> Mặc nàng xử quyết báo đền cho
minh (r).
Lập luận đơn có từ hai luận cứ trở lên, chẳng hạn, sau khi báo oán, báo ân, Thúy Kiều “lạy trước Từ công” nói lời cảm tạ. Từ Hải gạt đi mà rằng: “Từ rằng:
Quốc sĩ xưa nay/ Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?/ Anh hùng tiếng đã gọi rằng/ Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!/ Huống chi việc cũng việc nhà/ Lọ là thâm tạ mới là tri ân”. [2426 – 2432]
Có thể hệ thống lập luận này như sau:
Lời nói Nghĩa hàm ẩn Vai trò trong lập luận
Chọn người tri kỉ một ngày được chăng?
Chọn được người tri kỉ rất khó khăn, ta có được nàng thật may mắn
p1
Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!
p2
Huống chi việc cũng việc nhà, p3
Lọ là thâm tạ với là tri ân r
Lập luận đơn 3 luận cứ này có mô hình lập luận: p1, p2, p3 -> r
2.1.3.2. Lập luận phức
a. Nhân vật Kim Trọng
Đó là khi Kim Trọng tìm lại được Kiều, mối quan hệ của hai người trở nên trớ trêu vô cùng: hai người là tình đầu say đắm của nhau, mười lăm năm qua vẫn luôn mong ngóng về nhau nhưng Kim Trọng đã lấy em gái Thúy Kiều… Vậy bây giờ phải làm sao? “Người dưng” thì không được mà “vợ chồng” thì Kiều không nghe…
Kim Trọng phải sử dụng một lập luận phức tạp về chữ “Trinh”, về tấm lòng, vẻ đẹp khôn bám bụi của Kiều, về tình cảm bản thân… để thuyết phục nàng làm lễ cưới với mình.
“Chàng rằng: Khéo nói nên lời/ Mà trong lẽ phải có người có ta!/ Xưa nay trong đạo đàn bà/ Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường/ Có khi biến có khi thường/ Có quyền nào phải một đường chấp kinh/ Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?/ Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời/ Hoa tàn mà lại thêm tươi/ Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa/ Có điều chi nữa mà ngờ/ Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu!”. [3113 – 3126]
Lập luận có thể hệ thống hóa như sau:
Lời nói Vai trò trong lập luận
Xưa nay trong đạo đàn bà,
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.
r p1
Có khi biến, có khi thường p1
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh p2
Như nàng lấy hiếu làm trinh p2
Bụi nào cho đục được mình ấy vay? r1
(p1 -> p2 -> r1) Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa trời.
p1 r2
Hoa tàn mà lại thêm tươi,
Trăng tàn mà lại hơn mười năm xưa.
p2 Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hững hờ chàng Tiêu?
R Mô hình lập luận phức tạp gồm 3 tầng bậc bao chứa nhau để cuối cùng: r1, r2 -> R
Nhưng lễ cưới đã xong mà nàng Kiều lại có đủ lí lẽ để từ chối chuyện ái ân – việc mà mọi cặp vợ chồng đều tất nhiên mong ngóng và hiển nhiên có được, đó
cũng là mong ước của Kim Trọng từ thuở chàng còn thanh trẻ. Đến đây, Kim Trọng bối rối với một lập luận phức khác:
“Chàng rằng: Gắn bó một lời/ Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau/ Xót người lưu lạc bấy lâu/ Tưởng thề thốt nặng cũng đau đớn nhiều!/ Thương nhau sinh tử đã liều/ Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình/ Chừng xuân tơ liễu còn xanh/ Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân/ Gương trong chẳng chút bụi trần/ Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm!/ Bấy lâu đáy bể mò kim/ Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?/ Ai ngờ lại họp một nhà/ Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!” [3165 – 3178]
Lời nói Vai trò trong lập luận
Gắn bó một lời,
Bỗng không cá nước chim trời lỡ nhau
p1 p1’
Xót người lưu lạc bấy lâu,
Tưởng thề thốt nặng, cũng đau đớn nhiều.
p2
Thương nhau sinh tử đã liều r
Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình p1 p2’
Chừng xuân tơ liễu còn xanh p2
Nghĩ rằng chưa thoát khỏi vành ái ân r2
Gương trong chẳng chút bụi trần. p p3’
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm. r
Bấy lâu đáy bể mò kim, r p4’
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa? p Ai ngờ lại hợp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
R Lập luận phức gồm 2 tầng bậc, p1’, p2’, p3’, p4’ -> R. Trong đó, p1’, p2’, p3’, p4’ lại bao chứa một lập luận nhỏ.
b. Nhân vật Thúc Sinh
Thúc Sinh có 2/18 lập luận là lập luận phức (11,1% tổng số lập luận).
Đó là lập luận khi phải đối mặt với Thúc ông để nói về chuyện chàng với Thúy Kiều. “Rằng: Con biết tội đã nhiều/ Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam/ Trót
vì tay đã nhúng chàm/ Dại rồi còn biết khôn làm sao đây!/ Cùng nhau vả tiếng một ngày/ Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành/ Lượng trên quyết chẳng thương tình/ Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi!”. [1395 – 1403]
Con biết tội đã nhiều, p p1 Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam. r
Trót vì tay đã nhúng chàm, p p2
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây! r
Cùng nhau vả tiếng một ngày, p p3
Ôm cầm ai nỡ dứt dây cho đành. r
Lượng trên quyết chẳng thương tình, p4
Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi! R
Lập luận phức gồm 2 tầng bậc, p1, p2, p3, p4 -> R. Trong đó, p1, p2, p3, p4 lại bao chứa một lập luận nhỏ.
Lần thứ hai Thúc Sinh sử dụng lập luận phức là khi ở nhà Hoạn Thư, chàng phải nói chuyện với Thúy Kiều về chuyện của hai người.
“Giọt châu tầm tã đượm tràng áo xanh:/ Đã cam chịu bạc với tình/ Chúa xuân để tội một mình cho hoa!/ Thấp cơ thua trí đàn bà/ Trông vào đau ruột nói ra ngại lời/ Vì ta cho lụy đến người/ Cát lầm ngọc trắng thiệt đời xuân xanh/ Quản chi lên thác xuống ghềnh/ Cũng toan sống thác với tình cho xong/ Tông đường chút chửa cam lòng/ Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai/ Thẹn mình đá nát vàng phai/ Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?”. [1944 – 1956]
Lời nói Vai trò trong lập luận
Đã cam chịu bạc với tình, p p1
Chúa xuân để tội một mình cho hoa! r
Thấp cơ thua trí đàn bà, p p2
Trông vào đau ruột nói ra ngại lời. r Vì ta cho lụy đến người,
Cát lầm ngọc trắng thiệt đời xuân xanh.
p3
Quản chi lên thác xuống ghềnh, p p4
Cũng toan sống thác với tình cho xong. r
Tông đường chút chửa cam lòng, p5
Cắn răng bẻ một chữ đồng làm hai. r
Thẹn mình đá nát vàng phai,
Trăm thân dễ chuộc một lời được sao?
Lập luận phức trên gồm hai tầng bậc, cấu trúc: p1, p2, p3, p4, p5 -> r -> R. Trong đó, p1, p2, p4 lại bao chứa một lập luận nhỏ.
c. Nhân vật Từ Hải
Nhân vật Từ Hải sử dụng 2/10 lập luận là lập luận phức (20%).
Lần thứ nhất là khi Từ Hải từ chối lời “xin đi” ra chiến trận cùng chàng của Thúy Kiều. Chàng lập luận: “Bao giờ mười vạn tinh binh/ Tiếng chiêng dậy đất
bóng tinh rợp đường/ Làm cho rõ mặt phi thường/ Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia/ Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu?/ Đành lòng chờ đó ít lâu/ Chầy chăng là một năm sau vội gì!” [2221-2228]
Lập luận này có thể hệ thống như sau:
Lời nói Vai trò trong lập luận
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường,
p p1
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. r
Bằng nay bốn bể không nhà, p
Theo càng thêm bận biết là đi đâu? r Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!
R
Mô hình lập luận: p1, p2 -> R. Trong đó, p1, p2 bao chứa một lập luận nhỏ. Lần thứ hai là khi Từ Hải từ chối lời chiêu hàng của triều đình. Chàng lập luận: “Một tay gây dựng cơ đồ/ Bấy nay bể Sở sông Ngô tung hoành/ Bó thân về
với triều đình/ Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?/ Áo xiêm ràng buộc lấy nhau/ Vào luồn ra cúi công hầu mà chi?/ Sao bằng riêng một biên thùy/ Sức này đã dễ làm gì được nhau?/ Chọc trời quấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?”. [2463-2472]
Lời nói Vai trò trong lập luận
Một tay gây dựng cơ đồ, p p1
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành! r
Bó thân về với triều đình, p p2
Áo xiêm ràng buộc lấy nhau, Vào luồn ra cúi
P
p3 công hầu mà chi?
Sao bằng riêng một biên thùy
R
Sức này đã dễ làm gì được nhau? p4
Chọc trời quấy nước mặc dầu, Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?
R Mô hình lập luận: p1, p2, p3, p4 -> R. Trong đó, p1, p2, p3 lại bao chứa một lập luận nhỏ.