Kim Trọng những ngày sống bên Kiều

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 77 - 78)

Chương III: Đặc điểm lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải với việc thể hiện tính cách các nhân vật này

3.1.2. Kim Trọng những ngày sống bên Kiều

Kim Trọng có thời gian vài ngày ngắn ngủi sống hạnh phúc với Thúy Kiều. Căn cứ vào những lập luận của chàng, người đọc thấy chàng đã trải qua mọi cung bậc cảm xúc giận hờn, hạnh phúc, đồng cảm và không thể thiếu những lời thề hẹn.

Chẳng hạn, được nghe Kiều đàn, chàng Kim tấm tắc: “Khen: Tài nhả ngọc

phun châu/ Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này! (p)/ Kiếp tu xưa ví chưa dày/ Phúc nào nhắc được giá này cho ngang! (r)”. [405 – 408] Kiểu lập luận: đơn (một luận

cứ), quy nạp.

Kim Trọng đã không tiếc lời ngợi khen người yêu. Nàng Ban, ả Tạ là hai tài nữ tài sắc vẹn toàn, giỏi thơ văn nổi tiếng trong lịch sử. Nói “Nàng Ban ả Tạ cũng đâu thế này” tức là so sánh hơn, mà người hơn là Thúy Kiều! Từ đó, chàng Kim kết luận mình là người có phúc, tu từ kiếp trước mới được người ngọc để mắt. Lập luận này cho thấy chàng cảm được cái tài, cái tình và cũng biết trân trọng cái tài, cái tình của Thúy Kiều.

Điều đáng lưu ý là trong những chuỗi ngày bên Kim Trọng và Thúc Sinh, Thúy Kiều đã nảy sinh cảm giác lo âu về tương lai. Trước nỗi lòng người ngọc, cả hai đều thề bồi. Để trấn an người yêu, Kim Trọng khéo léo tìm lời:

“Sinh rằng: Giải cấu là duyên/ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều

(p1)/ Ví dù giải kết đến điều (p2)/ Thì đem vàng đá mà liều với thân! (r)”. [419-422] Kiểu lập luận: đơn, quy nạp; Quan hệ lập luận: nghịch hướng.

Khuyên giải người yêu, Kim Trọng dựa trên thực tế: Con người đã nhiều lần thắng được số mạng nhờ có ý chí, sự tu học và cách sống của mình có thể đổi được số mạng và hoàn cảnh. “Tướng bất cập số, số bất cập đức”: nếu có đức thì mình có thể thắng được số phận. Ðây là một lời khuyên rất hay, giàu ý nghĩa nhân sinh. Số phận không phải là chuyện quan trọng nhất, bởi vì mình có khả năng chuyển hóa. “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”: Nếu con người có ý chí, muốn chuyển hóa muốn thay đổi thì nhiều khi chuyển được số mạng, chuyển được nghiệp, chuyển được mạng trời. Nếu ngược lại – Kim Trọng dùng một luận cứ nghịch hướng – gặp những khó khăn trắc trở thì lấy tính mạng mình mà đổi lấy tình yêu!

Trước sau, mọi lời nói của Kim Trọng đều mùi mẫn, lãng mạn, hứa hẹn một tình yêu lí tưởng mà người trong cuộc có thể sống chết vì chữ tình. Người xưa nói: “Con gái yêu bằng tai” và những lời sống chết của chàng Kim đủ để Kiều tin tưởng và say sưa với tình yêu mới nở “Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng”.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w