Kim Trọng trong những ngày xa Kiều

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 79 - 80)

Chương III: Đặc điểm lập luận của nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải với việc thể hiện tính cách các nhân vật này

3.1.4. Kim Trọng trong những ngày xa Kiều

Với Kim Trọng, sau 3 năm chịu tang từ Liêu Dương trở lại vườn Thúy, biết nỗi bất hạnh của nàng, chàng chỉ biết khóc than vật vã “Đau đòi đoạn ngất đòi thôi/ Tỉnh ra lại khóc khóc rồi lại mê”. 12 năm sau đó, chàng và Kiều mỗi người một nơi nhưng dường như tâm trí chàng không khi nào nguôi nhớ về nàng với nỗi dằn vặt, tự trách mình, xót thương nàng “Tôi trót quá chân ra/ Để cho đến nỗi trôi hoa giạt bèo”, “Xót thay chiếc lá bơ vơ” và đau đáu về lời thề hẹn năm xưa “Trăng thề còn đó trơ trơ”, “Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang?”, “Mảnh hương còn đó phím đàn còn đây/ Đàn cầm khéo ngẩn ngơ dây/ Lửa hương biết có kiếp này nữa thôi?”…

Chưa hết, dù rằng biết chuyện tìm Kiều là “đáy bể mò kim” “bóng chim tăm cá” nhưng chàng Kim Trọng chưa bao giờ ngừng hi vọng, dù chỉ một tia cơ hội lóe lên chàng sẵn sàng lăn xả. Qua lập luận “Nọ Lâm Thanh với Lâm Truy/ Khác nhau

một chữ hoặc khi có lầm (p)/ Trong cơ thanh khí tương tầm/ Ở đây hoặc có giai âm chăng là? (r)”. [2881 – 2884] đã cho thấy rất rõ điều đó.

Chỉ dựa vào giấc mộng của Thúy Vân, Kim Trọng liền suy luận: Lâm Thanh – Lâm Truy, khác nhau chỉ có một chữ, hay có khi ngày xưa gia đình nhầm hai địa danh, Kiều bị đem về Lâm Truy chứ không phải Lâm Thanh. Từ đó chàng đoán: Biết đâu lại tìm được tin vui ở đây.

Chỉ một tia hi vọng nhen lên: một giấc mơ, một hi vọng nhỏ về sự nhầm lẫn - trùng hợp, Kim Trọng sẵn sàng hành động để tìm lại người cũ. Điều đó cho thấy quả trong tâm trí chàng luôn đau đáu bóng hình Thúy Kiều và ấp ủ dự tình tìm nàng bằng được.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w