Thành phần kết luận

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 47 - 50)

của các nhân vật Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hả

2.2.2. Thành phần kết luận

Kết luận là thành phần quan trọng của một lập luận nói chung. Trong thơ trung đại, do tính chất đặc biệt hàm súc của ngôn ngữ, kết luận hàm ẩn là đối tượng vô cùng quan trọng, qua đó nhân vật trữ tình thể hiện quan điểm, thái độ, sắc thái tình cảm… thực sự của mình. Chính các kết luận hàm ẩn mới làm nên giá trị của lập luận trong thơ trung đại. Trong phần này, tác giả luận văn xem xét kết luận hàm ẩn.

2.2.2.1. Nhân vật Kim Trọng

Có 14/20 lập luận chứa kết luận hàm ẩn (70%).

Chẳng hạn, sau khi gặp gỡ với Thúy Kiều, Kim Trọng cùng nàng đàn ca thơ phú. Trong lúc say mê, Kim Trọng khôn khéo “dò đường” rằng: “…Chày sương chưa nện cầu Lam/ Sợ lần khân quá ra sàm sỡ chăng?”. Ý chàng muốn chuyện trăng hoa chi đây! Nhưng lập tức bị Thúy Kiều từ chối: “Nàng rằng: Hồng diệp xích thằng/ Một lời cũng đã tiếng rằng tương tri/ Đừng điều nguyệt nọ hoa kia/ Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai”. Từ chối nhưng cũng là “gợi ý”: nếu không phải chuyện trăng nguyệt thì thiếp không từ chối chàng điều gì.

“Đánh trống lảng” khỏi ý định ban đầu và đáp lại “gợi ý” của người yêu, Kim Trọng nói: “Nghe nổi tiếng cầm đài/ Nước non luống những lắng tai Chung

Đây là một luận cứ ngợi khen tài đàn của Thúy Kiều (p) và kết luận bị ẩn đi (r hàm ẩn). Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh trên, có thể thấy kết luận của Kim Trọng là: Ta muốn được thưởng thức tài đàn của nàng (r).

Hay khi Thúy Kiều đoàn tụ cùng gia đình sau mười lăm năm lưu lạc, trong tiệc đoàn viên, Thúy Vân gợi ý để Kim – Kiều nối lại duyên xưa nhưng Thúy Kiều viện nhiều lí do để từ chối: “Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ?/ Một lời tuy có ước xưa/ Xét mình dãi gió dầu mưa đã nhiều/ Nói càng hổ thẹn trăm chiều/ Thà cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi!”. Nghe Lúc này, Kim Trọng mới có dịp bày tỏ:

“Chàng rằng: Nói cũng lạ đời/ Dẫu lòng kia vậy còn lời ấy sao?/ Một lời đã trót thâm giao/ Dưới dày có đất trên cao có trời!/ Dẫu rằng vật đổi sao dời/ Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh!/ Duyên kia có phụ chi tình/ Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai?”. [3083 – 3089]

Sau một loạt luận cứ gợi lại lời thề nguyền gắn bó khi xưa, Kim Trọng đã kết luận Duyên kia có phụ chi tình/ Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai? (r). Đây là một câu hỏi tu từ khẳng định mình vẫn chung tình, nhớ thương và trách Kiều “toan sẻ gánh chung tình làm hai”.

2.2.2.2. Nhân vật Thúc Sinh

Thúc Sinh có 9/18 lập luận có kết luận hàm ẩn (50%).

Chẳng hạn, khi THúc Sinh chia tay Kiều về với Hoạn Thư, “Chàng về xem ý tứ nhà/ Sự mình cũng rắp lân la giãi bày”. Nhưng Hoạn Thư quá “cao tay” “Tóc tơ bất động mảy may sự tình” nên Thúc Sinh đã có ý nghĩ:

“Nghĩ đà bưng kín miệng bình,

Nào ai có khảo mà mình lại xưng?”. [1578 – 1579]

Từ luận cứ “đà bưng kín miệng bình” (p) – chuyện ngoại tình của mình và Kiều không ai biết – nên chàng Thúc kết luận: Nào ai có khảo mà mình lại

xưng? (r) Câu hỏi tu từ mang hàm ý khẳng định: không nói gì về chuyện ngoại

Hay như trong lập luận:“Bây giờ kẻ ngược người xuôi/ Biết bao giờ lại nối

lời nước non?/ Dẫu rằng sông cạn đá mòn/ Con tằm đến thác cũng còn vương tơ!”

[1973-1976]

Đây là lập luận của Thúc Sinh với Thúy Kiều khi “tống tiễn” nàng “cao chạy xa bay”. Sau một loạt luận cứ nói về tình cảnh của hai người: mỗi người mỗi nơi Bây giờ kẻ ngược người xuôi (p), không biết bao giờ gặp lại Biết bao giờ

lại nối lời nước non? (q), Thúc Sinh kết luận: Dẫu rằng sông cạn đá mòn/ Con tằm đến thác cũng còn vương tơ! (r). Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, kết luận này

trong lập luận của chàng Thúc ý nói: Dù thế nào đi chăng nữa ta vẫn nhớ thương và nặng tình với nàng.

2.2.2.3. Nhân vật Từ Hải

Từ Hải có 5/10 lập luận có kết luận hàm ẩn (50%)

Chẳng hạn, “Từ rằng: Lời nói hữu tình/ Khiến người lại nhớ câu Bình

nguyên quân/ Lại đây xem lại cho gần/ Phỏng tin được một vài phần hay không?”.

[2191-2194]. Trong lập luận này, Từ khen Kiều nói lời “hữu tình” (p), khiến chàng “nhớ câu Bình nguyên quân” (q). Từ đó, chàng kết luận Lại đây xem lại cho gần/

Phỏng tin được một vài phần hay không? (r). Kết luận là lời yêu cầu Thúy Kiều lại

gần tâm tình, trò chuyện và bày tỏ sự hoài nghi “tin được một vài phần hay không?” – có tin được Kiều thực sự là người có con mắt xanh tinh đời hay không. Câu hỏi tu từ vừa thể hiện thái độ hoài nghi vừa thể hiện thái độ hi vọng của Từ Hải: mong sao nàng thực sự là người tri âm, tri kỉ của ta. Như vậy, kết luận hàm ẩn ở đây bao gồm ý hiển ngôn và sắc thái hàm ẩn trong câu hỏi tu từ.

Hay với lập luận: “Nhớ lời nói những bao giờ hay không?/ Anh hùng mới

biết anh hùng/ Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa?”. [2275 – 2278]. Từ các luận

cứ: Nhớ lời nói những bao giờ hay không? – đúng như ta đã hẹn với nàng (p); Anh

hùng mới biết anh hùng – ta đã thành công, trở thành người anh hùng thực sự như

nàng đã nhìn ra từ trước (q), Từ Hải kết luận Rày xem phỏng đã cam lòng ấy chưa? (r). Đây là kết luận hàm ẩn mang hàm ý khẳng định: chắc rằng nàng đã thỏa mãn,

hài lòng. Hơn thế, là một câu hỏi tu từ, kết luận còn ngầm bày tỏ niềm tự hào của Từ Hải trước người vợ xinh đẹp.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ LẬP LUẬN CỦA CÁC NHÂN VẬT KIM TRỌNG, THÚC SINH, TỪ HẢI TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w