Quản lý chất lượng hồ sơ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy Ngữ văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 40)

nghiệp vụ cho giáo viên dạy Ngữ văn

Quản lý chất lượng hồ sơ chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy Ngữ văn là quản lý các hoạt động nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học môn Ngữ văn cho đội ngũ giáo viên.

Hồ sơ chuyên môn là công cụ, phương tiện đắc lực giúp giáo viên thực hiện đầy đủ có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ của mình trong giờ lên lớp. Việc tổ chức điều khiển quá trình dạy học trên lớp phần lớn phụ thuộc vào giáo án, tư liệu chuyên môn của giáo viên đã được chuẩn bị. Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ hơn các hoạt động chuyên môn của giáo viên, việc thực hiện quy chế, nề nếp dạy học theo yêu cầu của nhà trường thông qua quản lý hồ sơ.

Theo Điều lệ Trường trung học, hồ sơ giáo viên gồm có: giáo án, kế hoạch dạy học, sổ ghi điểm, sổ dự giờ, sổ chủ nhiệm (giáo viên chủ nhiệm). Hiệu trưởng cần phải hướng dẫn, yêu cầu cụ thể cho từng loại hồ sơ, cần quy định về nội dung và thống nhất các loại mẫu. Xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất để thu thập, đánh giá chất lượng hồ sơ, kết quả thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.

Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trong đó xác định rõ: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, đây là lực lượng cần chuẩn hóa, bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao phẩm chất và năng lực để đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục. Điều lệ Trường trung học đã quy định “Trong trường phổ thông, giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục”. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là lực lượng cốt cán đưa mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì thế, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua các hình thức như bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, tổ chức các buổi hội thảo, hội giảng, các buổi sinh hoạt chuyên đề để bồi dưỡng nâng cao năng lực và kiến thức, đặc biệt là năng lực hoạt động thực tiễn cho giáo viên. Giáo viên có ý thức trong việc tự học, nâng cao tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên có chuyên môn vững, nghiệp vụ sư phạm giỏi sẽ tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường có chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 39 - 40)