0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Giải pháp đẩy mạnh quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 -93 )

4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sử

3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn

pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn

a. Mục đích của giải pháp

CBQL, giáo viên dạy môn Ngữ văn trong các nhà trường phải nhận thức được việc thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; hình thành và bồi dưỡng ở mỗi học sinh năng lực tự học, năng lực cảm nhận, tư duy, phương pháp học tập suốt đời trong một xã hội học tập.

Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học như câu lạc bộ, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo... cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa nhằm mang lại hiệu quả giáo dục. Đưa việc đổi mới phương pháp dạy học trở thành nền nếp trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn của nhà trường.

b. Nội dung của giải pháp

Nâng cao nhận thức cho giáo viên về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học theo cách phát huy những ưu điểm phương pháp dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học hiện đại nhằm tăng cường tính tích cực của học sinh trong tiếp nhận

kiến thức, hình thành thái độ, bồi dưỡng kĩ năng. Từ đó giáo viên tạo điều kiện tối ưu để học sinh suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn, thực hành nghe, nói, đọc, viết nhiều hơn trên vốn kiến thức, kĩ năng văn học, tiếng Việt, tập làm văn mà các em đã có, kết hợp rèn luyện tư duy, kĩ năng văn học, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng giải mã và tạo lập văn bản trong giờ Ngữ văn...Chú trọng vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Ngữ văn: các phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu trong các giờ học tiếng Việt, tập làm văn; các phương pháp vấn đáp gợi tìm, dạy đọc sáng tạo, các phương pháp dùng lời có nghệ thuật như thuyết trình nêu vấn đề, bình giảng, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng...

Nắm vững nội dung của từng bài học và năng lực học tập các nội dung văn bản, tiếng Việt, tập làm văn của học sinh. Từ đó xây dựng được hệ thống câu hỏi, bài tập nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập tích cực, sáng tạo, hình thành và phát triển năng lực đọc - hiểu và bản sắc cá nhân trong tư duy và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ.

Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tăng cường thực hành gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, tạo điều kiện để học sinh được tham gia hoạt động tìm tòi, phát hiện, vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thực tiễn có liên quan đến các nội dung văn học, tiếng Việt, tập làm văn thông qua các dạng câu hỏi, bài tập được xây dựng theo chuẩn kiến thức và kĩ năng.

Hướng dẫn, rèn luyện phương pháp tự học và tính tích cực học tập môn Ngữ văn giúp HS sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập và các tư liệu tham khảo một cách có ý thức và hiệu quả; uốn nắn, hướng dẫn cách tự đọc, tự học, tự nghiên cứu phù hợp với năng lực cụ thể của từng học sinh; bồi dưỡng hứng thú học tập Ngữ văn, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập và giao tiếp.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức tổ chức học tập kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với hình thức dạy học theo nhóm, theo lớp, dạy học tự chọn,... nhằm tạo điều kiện và không khí học tập thích hợp để học sinh có thể tranh luận với nhau, với giáo viên và tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. Tuy nhiên sự vận dụng các hình thức dạy học phải linh hoạt, tuỳ theo điều kiện thực tiễn nhằm thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh.

Tăng cường sử dụng các thiết bị, đồ dùng và phương tiện dạy học theo phương châm phục vụ thiết thực nhất, hiệu quả nhất cho mỗi giờ học với tư cách là phương tiện nhận thức chứ không đơn thuần chỉ là sự minh họa. Hướng tới việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, các ứng dụng của công nghệ thông tin nhằm tăng cường tác động tích cực của kênh hình, kênh tiếng tới các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và quan sát của học sinh.

Giáo viên chủ động sáng tạo thiết kế giờ học căn cứ vào mục tiêu cụ thể của bài học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Điều cơ bản là mỗi giờ học phải thực sự kích thích được hứng thú và sự tích cực học tập của học sinh, có sự tương tác giữa học sinh với học sinh, giữa GV và học sinh trong chiếm lĩnh, cảm thụ và vận dụng kiến thức và đọng lại được những ấn tượng sâu sắc ở học sinh.

Có ý thức cải tạo môi trường dạy học chỗ ngồi, ánh sáng, bàn ghế, nhiệt độ, âm thanh, thiết bị, hỗ trợ về phương tiện và thiết bị dạy học nhằm tạo ra một môi trường học tập thân thiện để nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập Ngữ văn cho học sinh.

Đổi mới kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức khác nhau theo chuẩn kiến thức kĩ năng, coi kiểm tra đánh giá như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập Ngữ văn, giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những

sai sót, hạn chế trong quá trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản cũng như trong quá trình hình thành các kiến thức ngôn ngữ, văn học, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết...

c. Tổ chức thực hiện giải pháp

Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn riêng cho từng giai đoạn cụ thể đồng thời xác định được các mục đích cần đạt nhằm tác động tích cực cho GV và HS, phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng, tính tất yếu phải đổi mới PPDH để phù hợp với đổi mới chương trình GDPT.

Tổ chức cho GV tiếp cận với PPDH mới qua tài liệu, băng hình, tham quan, học tập kinh nghiệm, dự giờ, dạy mẫu của những GV cốt cán để rút kinh nghiệm.

Hướng hoạt động dạy học đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng phương pháp học, tự học ở học sinh, từng bước hướng học sinh đến trạng thái làm chủ được hoạt động học tập.

Đổi mới việc xác định mục tiêu bài dạy tất yếu dẫn đến việc thiết kế bài dạy và các hoạt động dạy học trong giờ lên lớp phải chú trọng đến chủ thể của hoạt động học là học sinh. CBQL cần có sự chỉ đạo, thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò. Tăng cường tổ chức các hoạt động dạy học môn Ngữ văn nhằm gắn liền việc học với tư duy sáng tạo, đặt ra các câu hỏi tập trung vào vấn đề cốt lõi để học sinh thực hiện tốt các thao tác tư duy, rèn học sinh phát triển tự học ngay trong từng tiết học.

Nhận diện được đầy đủ các phương thức học tập đa dạng của học sinh để tổ chức những hình thức dạy học phù hợp với cách học mới của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực, độc lập, sáng tạo. Từ đó, giáo viên xác định rõ đổi mới PPDH cần được tổ chức thực hiện trong tiết dạy cũng như các hoạt

động ngoài giờ lên lớp, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi môi trường hoạt động của học sinh.

Kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của học sinh. Học sinh không thể tự học tốt nếu các em thiếu niềm tin, thiếu hứng thú học tập, thiếu sự mong muốn tự mình tìm tòi tri thức. Khi xác định rõ động lực học tập với sự cố vấn, dẫn dắt của GV, học sinh dần hình thành khả năng tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh, kĩ năng thảo luận nhóm, tiến đến hình thành và phát triển năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề. Xây dựng được năng lực tự học cho học sinh THCS là tạo được nền tảng quan trọng để các em phát triển được năng lực tự học, tự nghiên cứu học tập suốt đời.

Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động dạy học như: câu lạc bộ văn học, ngoài giờ lên lớp, rung chuông vàng,... Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác nhóm. Tăng cường tổ chức học tập qua các buổi tham quan thực tế để học sinh tiếp cận thực tế bằng nhiều cách: nghe, nhìn, cảm nhận, thảo luận…

Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh mà trước hết là đổi mới hình thức ra đề thi, coi thi trên lớp và chấm thi định kỳ, học kỳ.

Đổi mới cách đánh giá hoạt động dạy của GV. Trong mỗi tiết học, giáo viên phải tổ chức được cho mỗi HS trong lớp đều thực sự làm việc, tham gia xây dựng bài, có kỹ năng khai thác hiệu quả phương tiện dạy học được nhà trường trang bị và nhất là tạo được cho HS niềm tin, niềm vui và phương pháp học tập. CBQL phải làm cho GV nhận thức đầy đủ được vấn đề này và phải luôn hoàn thiện mình trong quá trình học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.

Đổi mới phương tiện dạy học, khuyến khích GV sử dụng các phiếu học tập, tăng cường sử dụng CNTT, dạy học đa phương tiện vào phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao. Các nhà nghiên cứu đã tổng kết

mức độ ảnh hưởng của các giác quan tới quá trình tiếp thu tri thức như: 20% qua những gì nghe được, 30% qua những gì nhìn được, 50% qua nhìn và

nghe, 80% qua nói, 90% qua nói và làm. Điều này khẳng định sự hỗ trợ của

các phương tiện nghe nhìn mang lại hiệu quả cao cho các giờ học Ngữ văn qua các hoạt động như: nêu vấn đề, tìm kiếm thông tin, mở rộng kiến thức, củng cố, ôn tập và hệ thống hoá kiến thức, kích thích trí tò mò, lòng ham hiểu biết, kích thích hứng thú học tập,...

Phát huy tối đa vai trò của tổ chuyên môn khoa học xã hội, nhóm chuyên môn Ngữ văn. Tổ, nhóm phải xây dựng kế hoạch hoạt động chung theo tuần tháng, học kì và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường, xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, phát hiện và dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém; xây dựng kế hoạch viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá… Tích cực bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ.

Xây dựng được đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong đổi mới phương pháp dạy học để lôi cuốn tất cả giáo viên cùng tham gia.

Tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường một cách thường xuyên, định kỳ. Đưa việc thực hiện đổi mới PPDH vào tiêu chuẩn thi đua từng năm học và nó phải trở thành hoạt động thường xuyên.

d. Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp

CBQL phải năng động, sáng tạo trong việc đưa ra các hình thức thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Ngữ văn phù hợp với điều kiện thực tế ở đơn vị.

Có chính sách và chế độ khuyến khích GV một cách xứng đáng, tạo ra động lực để GV đổi mới PPDH.

Như vậy việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn là một quá trình lâu dài không phải chỉ trong một sớm một chiều có thể trở thành nền nếp trong hoạt động chuyên môn của nhà trường. Vì thế, CBQL phải nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện một cách có hiệu quả. Đẩy mạnh đổi mới PPDH, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn sẽ tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ trong chất lượng dạy học của nhà trường, đáp ứng yều cầu đổi mới chương trình GDPT.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 87 -93 )

×