0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS huyện Tân Kỳ, Nghệ An

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 80 -81 )

4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sử

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS huyện Tân Kỳ, Nghệ An

lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS huyện Tân Kỳ, Nghệ An

2.4.1. Mặt mạnh

- Đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Tân Kỳ đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục, việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn, xây dựng được nề nếp thi đua dạy tốt, học tốt; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên.

- Chất lượng đội ngũ GV dạy môn Ngữ văn và đội ngũ CBQL ngày càng được đào tạo theo hướng tích cực: phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn vững vàng đáp ứng ngày càng tốt hơn việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- CSVC, TBDH ngày càng được quan tâm đầu tư các cấp chính quyền theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá đáp ứng ngày càng tốt hơn cho việc dạy và học.

- Qua các bảng thống kê cho thấy tỉ lệ thực hiện tốt các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn chiếm số lượng phần trăm tương đối cao. Điều đó thể hiện trong công tác quản lý giáo dục của các hiệu trưởng đã có nhiều đổi mới.

2.4.2. Mặt yếu

- Đội ngũ CBQL chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn; phần lớn làm theo kiểu kinh nghiệm cá nhân, ít sáng tạo do đó hiệu quả quản lý trong công việc và trong hoạt động dạy học môn Ngữ văn còn thấp.

- Xây dựng kế hoạch đề ra các mục tiêu phấn đấu nhưng giải pháp đưa ra thực hiện kém tính khả thi; vì khâu kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên. Trong chuyên môn dạy học môn Ngữ văn chưa có các giải pháp thích ứng, sáng tạo làm chuyển biến chất lượng chuyên môn trong đội ngũ giáo viên.

- Công tác quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, chuẩn bị bài lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn, quản lý việc học và tự học của HS, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đôi lúc còn lỏng lẻo, nặng về hình thức. Chưa đổi mới hoặc đổi mới phương pháp giáo dục còn nhiều lúng túng; chưa đánh giá đúng thực chất các kết quả hoạt động giảng dạy của môn Ngữ văn; đồng thời chưa kịp điều chỉnh uốn nắn những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý ở mặt này.

- Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của học sinh còn thiếu tính chính xác, công tác quản lý thiết bị thiếu chặt chẽ; việc quản lý đổi mới trong dạy học môn Ngữ văn còn nhiều hạn chế mang tính phổ biến, trình độ tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học của GV môn Ngữ văn còn yếu, ít ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và quản lý điều hành. CSVC tuy đã được tăng cường bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được với quy mô, sự đổi mới, hội nhập của GD.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 80 -81 )

×