0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Giải pháp nâng cao nhận thức của các đối tượng có liên quan đến quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 85 -87 )

4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sử

3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của các đối tượng có liên quan đến quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn

đến quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Tạo ra sự thống nhất trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của môn Ngữ văn đối với sự phát triển nhân cách của mỗi người, đối với chất lượng giáo dục phổ thông; trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục và sự cần thiết phải phải tăng cường công tác vận động tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Ngữ văn.

3.2.1.2. Nội dung giải pháp

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Ngữ văn đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của học sinh. Đồng thời nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn.

Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng, ý nghĩa việc dạy và học môn Ngữ văn, nhận thức đúng về mục tiêu chương trình, nội dung, phương pháp dạy học môn này.

Nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về vai trò môn Ngữ văn đối với sự phát triển, hình thành nhân cách. Đồng thời giúp học sinh, phụ huynh hiểu đúng đắn mục tiêu, yêu cầu môn Ngữ văn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện giải pháp

a. Bồi dưỡng nhận thức cho CBQL

Tổ chức nghiên cứu các tài liệu về quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, tìm hiểu đặc thù quản lý môn Ngữ văn.

Tổ chức cho CBQL trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý điều hành.

Tham quan, học tập mô hình quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn ở những trường có chất lượng cao.

b. Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên

Khảo sát nhận thức của GV thông qua phiếu, qua giờ dạy trên lớp. Tổ chức bồi dưỡng tại đơn vị xuất phát từ yêu cầu dạy học môn Ngữ văn của GV trong giai đoạn hiện nay và phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn như thực hiện bồi dưỡng thường xuyên...

Tổ chức hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn c. Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh

Khảo sát nhận thức của học sinh

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, các buổi sinh hoạt tập thể về đổi mới việc học, sự nhận thức, cảm thụ các sự kiện diễn ra trong lịch sử, đời sống hàng ngày thông qua môn Ngữ văn.

3.2.1.4. Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp

CBQL, GV, HS nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Ngữ văn, nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình dạy học, nội dung môn học.

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thiết thực tại đơn vị, sinh hoạt chuyên môn liên trường trong cụm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, tiếp cận với công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại.

Có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để tổ chức tốt các hội thảo, hội giảng, các đợt tham quan, học hỏi mô hình dạy học môn Ngữ văn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 85 -87 )

×