0
Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 81 -84 )

4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sử

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Một số CBQL chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong nhiệm vụ quản lý nhà trường trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Trình độ, năng lực quản lý còn thiếu tầm chiến lược, chưa coi trọng công tác dự báo. Trong công tác chỉ đạo đổi mới chương trình, SGK và đổi mới PPDH còn nhiều lúng túng dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa phát huy được hết tác dụng của sinh hoạt tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất

lượng dạy học môn Ngữ văn. Công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho GV theo chu kỳ còn buông lỏng, mang tính hình thức.

- Vẫn còn CBQL và GV chưa nhận thức được rằng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông không chỉ là sự thay đổi về nội dung chương trình, PPDH mà cơ bản là sự đổi mới về mục tiêu giáo dục.

- Một số cán bộ quản lý chưa làm tốt các chức năng quản lý (lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, rút kinh nghiệm) trong quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn chưa phối hợp các nhóm phương pháp quản lý để nâng cao hiệu quả quản lý bộ phận chuyên môn này.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Một số GV Ngữ văn tuổi đời còn trẻ, song chưa thực sự tự học, tự đào tạo, tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên thiếu tích cực, hiệu quả không cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng trong cơ chế đổi mới chương trình GDPT và phương pháp đổi mới của bộ môn.

- Nguồn lực tài chính dành cho xây dựng CSVC và mua sắm trang thiết bị dạy học còn ít và bất cập.

- Chất lượng đầu vào giữa các xã, thị trấn không đồng đều, có xã rất thấp gây khó khăn trong tổ chức hoạt động dạy học và công tác quản lý.

2.5. Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng sử dụng các giải pháp quản lý hoạt động dạy học của CBQL các trường THCS huyện Tân Kỳ hiện nay, trong điều kiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; đánh giá những nguyên nhân thành công và nhận diện rõ nguyên nhân các tồn tại, chúng tôi nhận thấy cần thiết phải đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp để nâng cao hiệu quả việc quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở các nhà trường THCS huyện Tân Kỳ. Đồng thời để tăng cường hiệu quả quản lý dạy học môn Ngữ văn của CBQL

các trường THCS, ngoài sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của bản thân, người cán bộ quản lý cần có sự tác động tích cực, đúng hướng có trọng tâm và toàn diện bằng các giải pháp quản lý hữu hiệu nhằm giúp CBQL các trường THCS huyện Tân Kỳ quản lý tốt hoạt động dạy học môn Ngữ văn góp phần cùng các môn học khác thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới GDPT qua từng năm học.

Chương 3

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN (Trang 81 -84 )

×