4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sử
3.2.3. Giải pháp chú trọng đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn
a. Mục đích của giải pháp
- Trong giáo dục, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Chất lượng của đội ngũ giáo viên có tác động mang tính chất quyết định đến chất lượng giáo dục của cả huyện. Vì vậy cần hết sức coi trọng đến việc xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, trong đó chú trọng đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn. Tư vấn và thúc đẩy nghiệp vụ sư phạm của GV, khơi dậy khả năng tự bọc lộ, tự điều hành những mặt còn hạn chế, đồng thời khuyến khích mỗi cá nhân phát huy mặt tốt, phát triển những ưu điểm để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ dạy học bộ môn. Kiểm tra chuyên môn giáo viên góp phần tác động để họ thực hiện tốt công tác giảng dạy và giáo dục, đồng thời xây dựng môi trường sư phạm trong nhà trường. Hàng năm mỗi giáo viên đều được kiểm tra, đánh giá toàn diện hoặc kiểm tra, đánh giá từng mặt theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất.
Đánh giá đúng thực chất năng lực chuyên môn của từng GV môn Ngữ văn để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng hàng năm.
b. Nội dung của giải pháp
Kiểm tra chuyên môn đánh giá GV qua đó phát hiện, phân loại được GV một cách chính xác. Đối với những GV còn non về nghiệp vụ cần bố trí GV có nhiều kinh nghiệm kèm cặp giúp đỡ qua việc sinh hoạt chuyên môn, bố trí dự giờ, thăm lớp, trao đổi cách thức, nội dung giáo án, trao đổi các biện pháp giáo dục học sinh trong và ngoài giờ lên lớp và trong các công việc khác. Đối với những GV có năng lực, BGH cần có kế hoạch bồi dưỡng, cọ xát, xây dựng thành lực lượng mũi nhọn làm nòng cốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường và cho cả cấp học và cả ngành.
Xác định rõ mục đích kiểm tra và chuẩn bị đánh giá hoạt động dạy. Công tác kiểm tra chuyên môn và đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn của GV sẽ đạt hiệu quả khi được tiến hành trên cơ sở mục đích kiểm tra các tiêu chí rõ ràng, cụ thể. Chú trọng mục đích tối ưu trong kiểm tra, đánh giá là thúc đẩy con người ngày càng phát triển toàn diện.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn: Công tác kiểm tra chuyên môn phải được tiến hành trên việc xây dựng kế hoạch một cách khoa học. Kiểm tra giúp GV những mặt ưu điểm cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục trong quá trình thực hiện hoạt động dạy học. Kiểm tra, đánh giá đúng thực chất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh cách dạy, cách học, điều chỉnh kế hoạch bồi dưỡng GV tại đơn vị, điều chỉnh kế hoạch phân công, quy hoạch, xây dựng lực lượng nòng cốt của nhà trường.
Đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên môn: CBQL phải kết hợp kiểm tra chuyên môn với việc tư vấn, thúc đẩy nghiệp vụ sư phạm, tạo tâm thế thoải mái cho người được kiểm tra. Kiểm tra với tinh thần trách nhiệm cao, đánh giá đúng thực chất.
c. Tổ chức thực hiện giải pháp
khai và qua hộp thư chuyên môn nhà trường ngay từ đầu năm học để các thành viên của trường biết và cùng phối hợp thực hiện kế hoạch.
Xây dựng rõ mục đích kiểm tra là nhằm phát triển và khơi gợi được tiềm năng sẵn có của GV, phát hiện những khó khăn khách quan tác động đến hoạt động dạy học của mỗi GV để tìm cách tháo gỡ, khắc phục, giúp họ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Xây dựng chuẩn đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn, của GV dựa trên cơ sở chuẩn đánh giá GV THCS, các nội dung kiểm tra của hoạt động sư phạm nhà giáo, phổ biến đến tất cả GV, tạo cho họ một tâm thế thoải mái, sẵn sàng khi được kiểm tra.
Phối hợp các hình thức kiểm tra hoạt động dạy của GV gồm: kiểm tra giờ lên lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra kết quả dạy...
Với mục đích kế hoạch hóa hoạt động dạy học môn Ngữ văn, hiệu trưởng tập trung kiểm tra việc lập kế hoạch, quá trình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn nói trên của mỗi GV và của tổ chuyên môn.
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn Ngữ văn, trong việc tác động GV dạy tốt, thực hiện đổi mới PPDH, thực hiện bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong chuyên môn và trong mọi sinh hoạt tập thể.
Kiểm tra và đánh giá chính xác, khách quan và tư vấn cho đối tượng được kiểm tra, chỉ cho họ những giải pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém, chỉ ra những gì đối tượng hiểu chưa đầy đủ, chưa đúng trong nội dung giảng dạy, trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo; chỉ ra việc sử dụng những phương pháp dạy học và giáo dục chưa hợp lý, sự vận dụng phương pháp chưa sát với hoàn cảnh của lớp học và đưa ra những yêu cầu cần phải thực hiện. Tư vấn phải nhằm giúp giáo viên tự phân tích các hoạt động sư
phạm của mình, tự đánh giá khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra đối với bài dạy, với kết quả đạt được. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để cải thiện nghiệp vụ sư phạm. Để đạt kết quả trên, khi trao đổi với người được kiểm tra phải trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình. Những nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được khi kiểm tra, phải trân trọng những cố gắng, thành tích, những sáng kiến của GV, những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn, tồn tại phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của GV đang công tác, đáp ứng được những băn khoăn, trăn trở của GV. Kết hợp đánh giá với tư vấn nhằm giúp GV tự phân tích, tự đánh giá được năng lực sư phạm của mình để rút ra được những bài học kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
Kiểm tra với thái độ xây dựng trân trọng những điều GV đã thực hiện tốt và chân tình chỉ ra những điều GV cần khắc phục trong hoạt động dạy học, tạo nên sự hợp tác chuyên môn trong tập thể nhằm đưa chất lượng hoạt động môn Ngữ văn ngày càng đạt hiệu quả cao.
Đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa người kiểm tra và người được kiểm tra nhưng phải tuân thủ quy chế thanh tra, kiểm tra theo quy định của Bộ GD&ĐT, hướng dẫn của Sở GD&ĐT Nghệ An, phòng GD&ĐT Tân Kỳ.
Thực hiện tốt cơ chế khuyến khích động viên và chế độ thi đua - khen thưởng đối với GV đạt kết quả cao. Công tác thi đua - khen thưởng là một nhiệm vụ cơ bản trong công tác quản lý, là một trong các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV.
d. Điều kiện để thực hiện giải pháp
Muốn đánh giá đúng đối tượng kiểm tra phải có khung chuẩn để làm công cụ so sánh. Chuẩn kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở các văn bản
pháp luật, pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu phát động của nhà trường. Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần kiểm tra theo các bước sau:
Để hoạt động kiểm tra chính xác, đạt chất lượng hiệu quả cao, trước hết, bản thân hiệu trưởng phải là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng về kiểm tra nội bộ. Đồng thời mọi cán bộ, giáo viên trong nhà trường cũng cần thông thạo về nghiệp vụ kiểm tra.
Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động kiểm tra nào cũng phải tiến hành theo bốn bước cơ bản, đó là: xác định chuẩn kiểm tra; đo lường việc thực thi các nhiệm vụ (thành tích đạt được); so sánh sự phù hợp của thành tích với chuẩn mực; đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và thực hiện theo quy trình gồm bốn khâu (chuẩn bị kiểm tra; tiến hành kiểm tra; kết thúc kiểm tra và sau kiểm tra).
Hiệu trưởng và đội ngũ kiểm tra phải có năng lực chuyên môn về môn Ngữ văn hoặc nắm chắc nội dung chương trình về môn Ngữ văn, vững vàng về nghiệp vụ kiểm tra, có kỹ năng phân tích sư phạm bài dạy, có nghệ thuật tư vấn và năng lực đánh giá chính xác, tạo được niềm tin nơi người kiểm tra.
Hiệu trưởng phải quy định cụ thể thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi kiểm tra viên.
Có cơ chế động viên khen thưởng, kỷ luật, đối với cán bộ kiểm tra thông qua chất lượng hiệu quả công việc được phân công. Những thông tin phản hồi từ đối tượng được kiểm tra cùng kết quả về các mặt kiểm tra sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đánh giá người kiểm tra.
Có được sự hợp tác, đồng thuận của GV trong kiểm tra
Tóm lại, đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn giúp hiệu trưởng đánh giá đúng năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL và GV môn Ngữ văn từ đó xây dựng được những tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng