Đặc trưng của chương trình, nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 32)

cấp trung học cơ sở

Cấu trúc chương trình Ngữ văn hiện hành được thực hiện theo nguyên tắc tích hợp. Ở tiểu học, môn Tiếng Việt tập trung vào hai thành phần: kiến

thức và kỹ năng, trong đó kiến thức gồm tiếng Việt và Văn học; kỹ năng gồm đọc, viết, nghe, nói. Đến trung học cơ sở và trung học phổ thông chương trình

lại được cấu trúc theo ba phần: văn học, tiếng việt, tập làm văn. Mỗi phần có các nội dung riêng, trong mỗi bài đều thể hiện ba phần khá rõ.

Cấu trúc của chương trình và nhất là sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành vẫn chủ yếu lấy trục nội dung (tiểu học theo hệ thống chủ đề, còn Trung học lấy lịch sử văn học). Do làm chương trình tách rời các cấp nên cấu trúc chương trình các cấp thiếu tính thống nhất, một số đơn vị kiến thức lặp lại, một số nội dung không cần thiết phải học cả ba cấp hoặc lặp lại mà không phát triển, nâng cao…Văn bản đọc hiểu còn nhiều, một số văn bản dài, chưa chọn lọc, thiếu hấp dẫn…

Xây dựng chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn theo hướng tích hợp là đúng, là một bước tiến trong việc phát triển chương trình, nhưng vẫn còn bất cập. Chương trình Ngữ văn sau năm 2015 đòi hỏi nhiều vấn đề cần thay đổi. Trước hết là xác định trục chính của chương trình. Cấu trúc nội dung chương trình phải tập trung vào mục tiêu phát triển năng lực. Vì thế, trục chính của chương trình Ngữ văn như nhiều nước đã làm phải là trục kỹ năng:

đọc, viết, nghe, nói. Việc trang bị kiến thức văn học, tiếng việt, ngôn ngữ…

vẫn cần thiết nhưng cần thông qua rèn luyện kỹ năng, liên quan mật thiết và phục vụ trực tiếp cho rèn luyện kỹ năng.

Nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp trung học cơ sở là cung cấp kiến thức văn học cũng như rèn luyện kỹ năng nói và viết cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách, đạo đức và nuôi dưỡng tâm hồn, ý thức dân tộc cho học sinh. Từ đó, hình thành và phát triển con người toàn diện ở học sinh, đồng

thời giáo dục lý tưởng và đạo đức, từng bước giúp học sinh cập nhật những vấn đề toàn cầu mà không quay lưng lại với truyền thống dân tộc, vừa giữ gìn bản sắc vừa hòa nhập xu thế phát triển chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 32)