Xử lý kịp thời những GV vi phạm quy chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)

GV vi phạm quy chế chuyên môn và kiểm

TT

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế

hoạch dạy học

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu tra đánh giá. 6 Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện chương trình dạy học

89.0 11.0 - 60.1 33.2 6.7 -

Theo kết quả điều tra ở bảng 2.18 cho thấy, các hiệu trưởng đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên nghiên cứu, nắm vững mục tiêu dạy học; cung cấp cho từng giáo viên đầy đủ kế hoạch phân phối chương trình dạy và cả nội dung đổi mới của môn học, phổ biến kịp thời các chỉ thị của cấp trên về việc thực hiện chương trình. Tuy vậy, có 64.4% số ý kiến đánh giá cán bộ quản lý đã thực hiện tốt biện pháp này, 30.7% đánh giá khá và 4.9% số ý kiến đánh giá ở mức TB. Điều đó phản ánh thực trạng là vẫn còn một số GV chưa thực sự nắm vững nội dung chương trình Ngữ văn THCS. Công tác quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và GV đã được CBQL các trường rất quan tâm; thể hiện ở 82.8% số ý kiến đánh giá tốt; 15.4% đánh giá khá; chứng tỏ các hiệu trưởng rất quan tâm đến giải pháp này. Vẫn còn 1.8% kế hoạch mang tính chung chung, thiếu cụ thể, thậm chí còn sao chụp của nhau. Đến giải pháp thứ 3 mặc dù CBQL đặc biệt quan tâm đến nội dung chương trình mới, nội dung khó các bài khó tổ chức cho giáo viên thảo luận, tìm ra phương pháp dạy phù hợp cho từng đối tượng người học, nhưng vẫn còn 6.1% ý kiến TB chứng tỏ chỉ đạo của CBQL chưa triệt để nhằm giúp GV tháo gỡ những vấn đề vừa mới lại vừa khó, do đó hiệu quả dạy học chưa thật cao. Đối với dạy học và dạy học tự chọn môn Ngữ văn mặc dù các trường còn nhiều khó khăn về CSVC, đội ngũ GV còn chậm đổi mới trong việc ứng dụng CNTT

vào giảng dạy. Song các nhà trường đều đã khắc phục để hoàn thành chương trình giảng dạy.

Đánh giá về việc thực hiện dạy đúng, đủ chương trình: có 5.5% số ý kiến đánh giá TB. Thực vậy, trong thực tế tại các trường vẫn còn hiện tượng một số ít GV chưa thực hiện dạy đủ các tiết trong PPCT như các tiết trả bài môn Ngữ văn. Đây chính là hậu quả của việc GV chưa nắm vững mục tiêu yêu cầu của các tiết trả bài trong chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời cũng xuất phát từ công tác kiểm tra của CBQL thiếu sâu sát, chặt chẽ. Khi phát hiện GV vi phạm quy chế, các nhà quản lý đã nhắc nhở kiên quyết và đã có tác dụng trong việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên, song vẫn còn 3.7% ý kiến TB, chứng tỏ việc nhắc nhở, xử lý chưa triệt để. CBQL các trường đã quan tâm đến việc tổ chức, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình, kế hoạch qua từng giai đoạn của năm học, tuy nhiên vẫn còn 6.7% ý kiến đánh giá ở mức TB, điều này chứng tỏ các trường làm việc này còn mang tính hình thức, đơn giản.

Tóm lại, CBQL các trường THCS huyện Tân Kỳ đã nắm vững được tầm quan trọng và đã sử dụng nhiều biện pháp quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học trong quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn tại đơn vị và thực hiện khá tốt những biện pháp này. Song, để thực sự đáp ứng được yêu cầu của cấp học và sự đổi mới chương trình thì CBQL các trường THCS huyện Tân Kỳ cần phải khắc phục một số tồn tại: Khâu tổ chức nghiên cứu, quán triệt mục tiêu chương trình mới môn Ngữ văn chưa sâu sắc. Còn GV thực hiện chương trình, sử dụng các tiết trả bài chưa đúng mục đích yêu cầu, việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn chậm; việc xử lý giáo viên chưa triệt để. Khâu kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện mục tiêu, chương trình còn mang tính hình thức.

2.3.2. Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

Thực hiện dạy học chương trình sách giáo khoa mới cấp THCS đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho mỗi giáo viên là phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với mục tiêu nội dung chương trình mới giáo dục phổ thông.

Qua điều tra các trường THCS huyện Tân Kỳ về vấn đề này được thể hiện trong bảng 2.19.

Bảng 2.19. Thực trạng công tác quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

TT

Quản lý việc thực hiện đổi mới phương

pháp (PPDH)

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Triển khai về tính cấp thiết yêu cầu cần phải đổi mới PPDH để phù hợp chương trình, SGK mới. 93,8 6,2 - 79.1 18.4 2.5 - 2 Tổ chức cho CBGV tham gia chuyên đề về đổi mới PPDH do Sở GD&ĐT tổ chức hàng năm. 100 - - 95.1 4.9 - - 3 Tổ chức cho các tổ chuyên môn thảo luận về đổi mới PPDH cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy mẫu rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn.

76.7 23.3 - 52.1 36.3 11.6 -

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w