Giải pháp tăng cường huy động, xây dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC, TB phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 103 - 107)

4 Tuyển dụng và đào tạo nhân viên sử

3.2.6.Giải pháp tăng cường huy động, xây dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC, TB phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn

quả CSVC, TB phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn

a. Mục đích của giải pháp

Nhằm xây dựng được hệ thống CSVC, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu dạy và học, tiếp cận chủ trương "Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam".

Huy động các nguồn lực tài chính tăng cường CSVC, TB dạy học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học các bộ môn nói chung và môn Ngữ văn nói riêng

Xây dựng một môi trường học tập, làm việc thuận lợi “Xanh - Sạch - Đẹp” cùng với các trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần củng cố, nâng cao dần

chất lượng giáo dục. Đó cũng chính là tiêu chí của quá trình định hướng và phát triển nhà trường theo hướng hiện đại hóa.

b. Nội dung của giải pháp

Cán bộ quản lý xác định được tầm quan trọng của CSVC và trang thiết bị tác động không nhỏ vào quá trình quản lý chất lượng giáo dục, đánh giá hiện trạng CSVC của đơn vị từ đó xây dựng kế hoạch tham mưu tăng cường CSVC, cải thiện các điều kiện dạy và học.

Để giải pháp trên được thực hiện có hiệu quả, cần tiến hành các công việc: Thứ nhất: Đầu tư và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị dạy học: Cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học và các trang thiết bị khác là những yếu tố của quá trình dạy học. Vì vậy cần có sự đầu tư đúng mức và hợp lý, nhất là đầu tư các phòng bộ môn, phòng chức năng, thiết bị thực hành thí nghiệm, máy vi tính... Đó là những điều kiện cần thiết để thực hiện đổi mới phương pháp được thành công.

Các trường THCS của huyện khi xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ cần chú ý đến việc mua sắm thiết bị hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp của từng bộ môn và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động dạy học. BGH nhà trường phải làm tốt công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có, phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên phòng thiết bị, phòng bộ môn để kịp thời chỉ đạo bảo quản, tu sửa, bổ sung những thiết bị còn thiếu hoặc hư hỏng.

Phòng GD&ĐT cần tham mưu cho UBND huyện đầu tư xây dựng các phòng bộ môn cho các trường THCS để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở đó nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với huyện Tân Kỳ, đây là một vấn đề khó khăn vì xây dựng cơ sở vật chất đòi hỏi khá nhiều kinh phí trong khi ngân sách của huyện có hạn. Tuy nhiên lãnh đạo huyện quan tâm, huy động các nguồn kinh phí có thể để đầu tư cho các trường THCS. Bên

cạnh đó, nhà trường có thể chủ động nắm bắt các chương trình tài trợ, liên hệ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xin hỗ trợ thêm về trang thiết bị dạy học, phục vụ tốt hơn cho việc nâng cao chất lượng của đơn vị mình.

Phòng GD&ĐT huyện cùng với các trường THCS phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ GV để làm phong phú thêm các thiết bị, các đồ dùng dạy học; thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để việc sử dụng các trang thiết bị ngày một hiệu quả hơn, tránh lãng phí.

Thứ hai: Đầu tư về tài liệu phục vụ hoạt động giáo dục:

Việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy và học đòi hỏi có sự quan tâm đầu tư cho việc xây dựng thư viện theo hướng chuẩn hoá. Lãnh đạo các nhà trường cần chú trọng đầu tư thêm các đầu sách báo, tài liệu tham khảo nhằm phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học cho GV và phần nào đó đáp ứng yêu cầu mở rộng và nâng cao kiến thức của HS, nhất là đối với HS ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện mua sắm thêm các tài liệu học tập. BGH cần sáng tạo thực hiện các biện pháp, các cuộc vận động để xây dựng tủ sách của nhà trường ngày một phong phú.

BGH chỉ đạo cán bộ thư viện làm tốt trách nhiệm, phục vụ nhanh và hiệu quả; làm tốt vai trò giới thiệu hướng dẫn người đọc nhanh chóng tìm được nguồn tư liệu cần thiết phục vụ cho nhu cầu dạy, học và các hoạt động khác trong nhà trường. Bên cạnh đó cán bộ thư viện cần làm tốt công tác kiểm tra, bảo quản, phân loại sách, tài liệu một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy, BGH cần chú ý đến việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thư viện bằng các biện pháp như cử họ đi dự các lớp tập huấn chuyên môn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, thậm chí phải cho đi đào tạo nếu chưa có chuyên môn về nghiệp vụ thư viện trong điều kiện không thể thay thế người khác vào.

c. Tổ chức thực hiện giải pháp

Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa giáo dục, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và ngành giáo dục tăng cường đầu tư CSVC, TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học.

Tuyên truyền, giáo dục, quán triệt để GV nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng, cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy học trong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giờ dạy, đảm bảo học đi đôi với hành. Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản, khai thác, sử dụng CSVC, TBDH một cách chặt chẽ. Yêu cầu cán bộ thư viện, thiết bị phải có sổ theo dõi, ghi chép mượn, trả đồ dùng, TBDH của GV.

Tạo điều kiện thuận lợi cho GV có thể khai thác, sử dụng phương tiện dạy học như tập huấn cho GV về cách sử dụng phương tiện dạy học mới, hiện đại, sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong dạy học môn Ngữ văn.

Tổ chức phát động phong trào thi đua làm đồ dùng dạy học trong GV và HS.

Hàng năm các trường cần chủ động đầu tư cho thư viện nhà trường có đủ các loại sách tham khảo, báo, tạp chí, băng, đĩa… cho GV và HS phục vụ nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn, xây dựng thư viện nhà trường đạt chuẩn.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện quy chế, sử dụng có hiệu quả tối đa các thiết bị dạy học nói riêng và CSVC của nhà trường nói chung.

Kiểm tra việc mua sắm, sửa chữa của nhà trường theo kế hoạch định kỳ, kết hợp với kiểm tra đôn đốc trong suốt quá trình giảng dạy để kịp thời đưa ra các kế hoạch điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

d. Điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp

Nhà trường phải có các phòng học phục vụ yêu cầu tối thiểu cho việc dạy học môn Ngữ văn.

Hiệu trưởng phải năng động trong việc tham mưu với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành, tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, của các tổ chức về tài lực.

GV phải nhận thức được vai trò quan trọng của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học, từ đó có ý thức trong khai thác, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học.

Phải đưa việc sử dụng TBDH, ứng dụng phần mềm, khai thác có hiệu quả CNTT trong dạy học môn Ngữ văn vào tiêu chuẩn thi đua, đánh giá, xếp loại GV hàng năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 103 - 107)