Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 114)

kết quả học tập môn Ngữ văn của HS 86.5% 13.5% - 3 6. Giải pháp tăng cường huy động, xây

dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn

79.3% 20.7% - 6

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất

Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn THCS

Tính khả thi Khả thi

cao Khả thi

Không

khả thi Thứ bậc

1. Giải pháp nâng cao nhận thức của cácđối tượng có liên quan đến quản lý chất đối tượng có liên quan đến quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

97.6% 2.4% - 1

2. Giải pháp đẩy mạnh quản lý việc thựchiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn.

92.7% 7.3% - 2

3. Giải pháp chú trọng đổi mới công tác

kiểm tra chuyên môn 91.5% 8.5% - 3

4. Giải pháp đẩy mạnh quản lý việc học

và tự học của HS. 80.5% 19.5% - 6

5. Giải pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập môn Ngữ văn của HS 87.8% 12.2% - 4 6. Giải pháp tăng cường huy động, xây

dựng, sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn

85.0% 15.0% - 5

- Đa số cán bộ quản lý và GV các trường cho rằng rất cần thiết phải áp dụng các giải pháp quản lý đã được đề xuất trong luận văn, đồng thời đánh giá cao tính khả thi của các giải pháp đó. Trong số các giải pháp đã đề xuất, giải pháp 1, 2 là hai giải pháp quan trọng trong quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn, nếu làm tốt nó sẽ là cơ sở nền tảng cho các giải pháp khác làm tốt hơn. Còn giải pháp 3,4,5,6 là các giải pháp có tính đòn bẩy, thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

- Có thể khẳng định: Các giải pháp đã đề xuất trong đề tài thực sự cần thiết và có tính khả thi cao. Nếu được áp dụng một cách nghiêm túc sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn THCS trong toàn huyện.

3.5. Kết luận

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu lý luận tại chương 1, kết quả nghiên cứu thực tiễn hoạt động dạy học môn Ngữ văn của hiệu trưởng các trường THCS huyện Tân Kỳ ở chương 2; trên cơ sở đề xuất thêm một số giải pháp quản lý với mong muốn góp phần cải tiến công tác quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS của huyện Tân Kỳ đáp ứng mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Một số giải pháp được đề xuất đều hướng tới phát huy những điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng thuận lợi và vượt qua khó khăn trong quản lý chất lượng dạy học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Các giải pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó giải pháp này là tiền đề, điều kiện, là động lực để thực hiện tốt các giải pháp kia và ngược lại. Tuy nhiên muốn các giải pháp được áp dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn còn phụ thuộc vào năng lực tổ chức thực hiện các giải pháp của người CBQL từng nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1.1. Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, về quản lý giáo dục nói chung và quản lý trường học nói riêng. Luận văn này đã vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào quá trình nghiên cứu công tác quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS. Chính những lý luận này đã định hướng cho chúng tôi nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp.

1.2. Luận văn nêu một cách khái quát về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Tân Kỳ, những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến GD; đồng thời làm rõ thực trạng giáo dục của huyện nói chung và bậc THCS nói riêng. Tình hình thực tế cho thấy:

Tân Kỳ là một huyện miền núi, địa hình phức tạp giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, đời sống nhân dân còn nghèo, mặt bằng dân trí còn có sự chênh lệch theo vùng miền.

Những hạn chế cơ bản trong giáo dục của huyện là:

- Mặc dù trình độ đội ngũ đã được nâng lên (thể hiện ở tỷ lệ GV có trình độ đào tạo trên chuẩn 82.8%) tuy nhiên chất lượng giảng dạy, công tác và năng lực thực tế không tương xứng với trình độ đào tạo, chất lượng giữa các môn không đồng đều; số giáo viên giỏi cấp tỉnh chưa nhiều.

- Chất lượng học tập của học sinh chưa cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi các cấp còn thấp hơn nhiều so với các huyện khác trong tỉnh; số học sinh đạt giải trong các kỳ thi HSG còn ít. Mặc dù tỷ lệ HS tốt nghiệp lớp 9 THCS hàng năm khá cao nhưng chất lượng thi vào THPT lại rất thấp (Xếp thứ toàn tỉnh dao động từ thứ 15 đến thứ 10). Điều đó phản ảnh chất lượng giáo dục bậc THCS của huyện còn có những vấn đề cần xem xét để đi vào thực chất hơn.

- Cơ sở vật chất của các nhà trường đang còn rất nghèo nàn, một số phòng học cấp 4 xuống cấp và đang có nguy cơ mất an toàn, trang thiết bị được cấp từ khi thay sách giáo khoa (năm 2002) đến nay đã hư hỏng, song nhiều trường chưa có ngân sách để mua sắm bổ sung hàng năm, vì vậy nhu cầu để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là chưa đảm bảo tại một số trường THCS.

- Công tác xã hội hoá GD trên địa bàn huyện có chuyển biến nhưng hiệu quả còn ở mức khiêm tốn, sự đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, sự quan tâm của các lực lượng xã hội đối với sự nhiệp giáo dục đang còn hạn chế; chủ yếu đang dựa vào sự đầu tư của Nhà nước.

Trên cơ sở đó, luận văn đã khảo sát thực trạng quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại các trường THCS huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An. Từ đó đã nhìn nhận khách quan về thành tựu và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng dạy học môn Ngữ văn của các trường THCS huyện Tân Kỳ.

1.3. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm quản lý tốt hơn chất lượng dạy học môn Ngữ văn của CBQL các trường THCS huyện Tân Kỳ như sau:

- Giải pháp nâng cao nhận thức của các đối tượng có liên quan đến quản lý chất lượng dạy học các môn Ngữ văn.

- Nhóm giải pháp quản lý hiệu quả việc thực hiện nội dung dạy học môn Ngữ văn.

+ Giải pháp đẩy mạnh quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn.

+ Giải pháp đổi mới công tác kiểm tra chuyên môn.

+ Giải pháp đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.

+ Giải pháp tăng cường huy động, xây dựng, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy học môn Ngữ văn.

Các giải pháp trên đây đã được áp dụng tại trường các THCS huyện Tân Kỳ. Kết quả thu được đều đánh giá các giải pháp đề xuất có tính cần thiết và khả thi cao.

2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt có hiệu quả cao chương trình đổi mới Giáo dục phổ thông, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý các trường THCS mang lại hiệu quả cao trong việc vận dụng các giải pháp quản lý chất lượng dạy học nói chung và chất lượng dạy học môn Ngữ văn, chúng tôi xin phép được kiến nghị:

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w